TP. Hồ Chí Minh:

Khởi tố 22 người thuộc 6 công ty hoạt động "tín dụng đen" lãi xuất 2.555%/năm

Hàng loạt công ty có cùng văn phòng làm việc, chung bộ máy tổ chức nhân sự và cùng thực hiện các hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định với lãi xuất từ 183% đến 2.555%/năm, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.

Khởi tố 22 người thuộc 6 công ty hoạt động
Các đối tượng tại cơ quan công an

Viện Kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh đối với 22 đối tượng về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, ngày 3.3, Công an quận Bình Thạnh phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP. Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra hành chính các công ty gồm: Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ, Công ty Bảo Tín Kim Long (ngành nghề kinh doanh chính được cấp phép hoạt động: dịch vụ cầm đồ), Công ty Gofigo, Công ty Infobot, Công ty Solution Lab, Công ty Infinity (ngành nghề kinh doanh được cấp phép hoạt động: dịch vụ tư vấn quản lý, trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật, kiểm toán, dịch vụ pháp lý), cùng có văn phòng làm việc tại các tầng 7, 8, 11 Tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh. 

Tại thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện, tạm giữ nhiều tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan hành vi cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định.

Quá trình điều tra, Công an quận Bình Thạnh xác định: 6 công ty nêu trên đều có chung bộ máy tổ chức nhân sự, các nhân viên làm việc chung với nhau và cùng thực hiện các hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định (núp bóng hoạt động cho vay cầm đồ) trên nền tảng trực tuyến tại các trang web senmo.vn, thantaioi.vn, caydenthan.vn. 

Hoạt động cho vay được tổ chức xuyên suốt, có phân công cụ thể vai trò của từng đối tượng là Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng nhóm, nhân viên của các công ty nêu trên để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể (quảng cáo, tìm kiếm người vay; tư vấn, hướng dẫn người vay thao tác trên các trang web cho vay trực tuyến; kiểm tra, xác minh thông tin người vay; duyệt vay, thu hồi nợ…). 

Các đối tượng đã cho hàng ngàn người vay (chủ yếu là sinh viên, công nhân, người lao động tự do...) với lãi suất thấp nhất cho 1 giao dịch là 183%/năm, cao nhất cho 1 lần giao dịch là 2.555%/năm (gấp từ 10 lần đến 128 lần so với lãi suất cho vay cao nhất trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự), thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.

Khởi tố 22 người thuộc 6 công ty hoạt động
Nhóm người thuộc 6 công ty hoạt động "tín dụng đen" với lãi xuất lên tới 2.555%/năm

Theo Công an TP. Hồ Chí Minh, quán triệt thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tới, Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an địa phương đẩy mạnh đấu tranh, trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Cụ thể là đấu tranh, xử lý toàn diện, liên tục bằng nhiều biện pháp, không để cho các đối tượng, băng nhóm hoạt động “tín dụng đen” có điều kiện hoạt động. Khẩn trương tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm về “tín dụng đen”, đặc biệt là các hành vi huỷ hoại tài sản (tạt sơn, chất bẩn…), cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật… để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đồng thời phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm “tín dụng đen”, bóc gỡ, tẩy xoá sản phẩm quảng cáo trái quy định của các đối tượng hoạt động cho vay tài chính, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.