10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường

Cái khó nhất trong hoạt động tín dụng chính sách ở Mèo Vạc chính là làm sao để đồng bào thay đổi nhận thức, từ đó khơi dậy ý chí, khát khao vươn lên. Điều này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và từng cá nhân đồng bào. Mỗi người cùng hành động, chắc chắn Mèo Vạc sẽ vươn xa…

Kịp thời trợ lực

Vợ chồng chị Sùng Thị Mỷ, thôn Pả Vi hạ, xã Pả Vi cho chúng tôi xem cuốn sổ vay vốn của NHCSXH với vẻ mặt đầy bẽn lẽn. Mỷ kể, năm 2022, Mỷ đi vay vốn nhưng chỉ biết điểm chỉ bằng vân tay để xác nhận. Nhưng nay khác rồi, Mỷ đã biết ký, biết các con số và biết đến kỳ trả nợ ngân hàng.

Ảnh bài 2: Phút thư giãn sau buổi họp Tổ Tiết kiệm và vay vốn của cán bộ NHCSXH với đồng bào Lô Lô thôn Sảng Pả A. Ảnh: Đức Kiên
Phút thư giãn sau buổi họp Tổ Tiết kiệm và vay vốn của cán bộ NHCSXH với đồng bào Lô Lô thôn Sảng Pả A Ảnh: Đức Kiên

Nhìn cuốn sổ vay với dòng giải ngân lần gần nhất là 50 triệu đồng từ Chương trình Cho vay hộ nghèo và những lần trả nợ, lãi đúng hạn mới thấy, đồng bào đã thay đổi thật rồi. Họ đã ý thức được trách nhiệm, quyền lợi của bản thân đối với việc hỗ trợ tín dụng chính sách của Nhà nước. Bởi thế, sau gần 2 năm vay vốn, từ 2 con bò mẹ, Mỷ đã có thêm 4 bò con. "Số là Mỷ mua bò mẹ đang mang bầu, để nó mau chóng đẻ con, nên mới có được 6 con bò đấy" - Sùng Thị Mỷ hớn hở khoe.

Trên thực tế, ngoài khoản vay trên, năm 2012, vợ chồng Mỷ đã từng được NHCSXH hỗ trợ 15 triệu để dựng ngôi nhài cấp 4. Có chỗ trú nắng, trú mưa, lại có thêm vốn để chăn nuôi, kinh doanh tạp hóa, cuộc sống của gia đình Mỷ bớt rất nhiều khó khăn. "Có vốn của Nhà nước cho vay, chúng tôi thấy yên tâm hơn. Vay bên ngoài phải trả lãi cao lắm" - Mỷ nói.

Giờ đây, ước mơ giản dị của vợ chồng Mỷ là thoát được nghèo, cho các con đi học hết cấp 3 và có thể học lên cao hơn. Học để có kiến thức đổi đời, học để không còn khổ như vợ chồng Mỷ.

Hôm nay, Vàng Mý Và ở thôn Kho Tấu cũng đến Điểm giao dịch xã Pả Vi để vay 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH Mèo Vạc. Vàng Mý Và đã bàn với vợ sẽ dùng số tiền này mua 2 con bò mẹ đang có thai giống như cách làm của Sùng Thị Mỷ. "Chúng tôi sẽ vừa chăn bò, trồng rau, lấy củi… hy vọng cuộc sống sẽ tốt lên" - Vàng Mý Và nói.

Chia sẻ về hội viên của mình, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Pả Vi Sùng Thị Dính cho biết, bà con đã thay đổi cách nghĩ cách làm; nhất là đã nhận thức được giá trị của nguồn vốn ưu đãi. Trong Tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội Phụ nữ xã quản lý hiện có dư nợ trên 11 tỷ đồng, với 170/658 hội viên đang vay vốn. Sau 7 năm gắn bó với công việc ủy thác, chị Dính chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn của đồng bào; nhưng có một điều chắc chắn, đó là cuộc sống của bà con sung túc hơn, chị em tự tin hơn, nhà cửa, đường sá khang trang hơn và đặc biệt không còn hộ đói.

Góp nhặt và giữ gìn từng thành quả!

Đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Pả Vi Thào Minh Sơn bên lề cuộc giao ban giữa Ban đại diện NHCSXH với các tổ chức nhận ủy thác trên địa bàn. Ông nhấn mạnh, Pả Vi vừa hoàn thành xây dựng nông thôn mới và cũng là xã đầu tiên của huyện hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia nên sự hỗ trợ sẽ không còn nhiều. Do đó, phía trước còn rất nhiều việc phải làm, không được chủ quan, lơ là khi xã vẫn còn 260 hộ nghèo, tương đương 36,8%. Đặc biệt, toàn xã hiện còn 4 thôn nằm cheo leo trên núi đá rất khó khăn. Đồng bào làm quanh năm chỉ đủ ăn; thu nhập bình quân đầu người của toàn xã là 37,5 triệu đồng/năm.

Còn Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Pả Vi Lê Văn Quý cho biết, những gì xã có được như hôm nay là cả một chặng đường dài vượt khó của từng cán bộ, chiến sỹ, đồng bào các dân tộc. Nhất là người dân, từ chỗ sống du canh, du cư, nay đã lập thôn, lập bản, sống ổn định, đoàn kết và đua nhau tăng gia, sản xuất. Từ chỗ chỉ biết nhút nhát không dám vay hoặc có vay nhưng lại cất vào ống tre vì sợ mất, đến nay họ đã tự tin, mạnh dạn đề xuất cán bộ tín dụng cho vay để có tiền đầu tư sản xuất kinh doanh, làm homestay, lập hợp tác xã nghề truyền thống. Từ chỗ đường sá khó khăn, điện đường trường trạm tạm bợ, thì nay Pả Vi đã khang trang hơn gấp hàng trăm lần.

Trường hợp của hai vợ chồng Thò Thị Vừ và Sùng Mí Phừ ở bản Pả Vi Thượng là một ví dụ. Hơn chục năm trước, thấy cán bộ tín dụng đến hỏi thăm thôi, cả hai đã sợ rồi, nói gì đến vay tiền. Ấy vậy mà 2 năm trước, cả hai cùng dắt tay nhau đến Điểm giao dịch xã để giải ngân món vay 50 triệu đồng từ chương trình Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Sau 2 năm nỗ lực, anh chị đã có đàn bò 4 con, đàn lợn gần chục con và nương rẫy đủ ngô lúa cho cả nhà 6 người sử dụng.

Không chỉ Pả Vi, bà con Lô Lô đen ở thôn Cờ Tảng, xã Xín Cái cũng từng ngày, từng giờ nỗ lực chăn nuôi, trồng trọt để thoát nghèo. Cờ Tảng có 32 hộ dân với 168 khẩu nhưng vẫn còn 14 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo.

Chủ tịch UBND xã Xín Cái Hoàng Văn Chất cho biết, 5 năm trước khi mới về tiếp quản xã biên giới Xín Cái, ông không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy đời sống bà con khổ quá. Tỷ lệ hộ nghèo lúc đó lên tới hơn 70%, trình độ dân trí thấp, cuộc sống chỉ dựa vào trồng ngô, nuôi vài con lợn, con bò… Nhưng nay, sau bao cố gắng, Cờ Tảng đã khác. Bà con biết sử dụng vốn ưu đãi để trồng trọt, chăn nuôi. Trong thôn đã có vài ba mô hình nuôi lợn, bò thành công; có trên 500ha đang trồng ngô và lúa. Đặc biệt, hạ tầng cơ sở đã được đầu tư khang trang hơn, bà con phấn khởi, bảo nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

"Ở đây, mưa lũ khắc nghiệt, đất đai hiếm nên mỗi kết quả trong chăn nuôi, trồng trọt bà con đạt được chúng tôi đều rất trân trọng" - ông Hoàng Văn Chất nói.

Đời sống

Công trường thi công Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng
Đời sống

Phấn đấu phát điện tổ máy 1 Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng trong tháng 11

Đây là một trong những mốc tiến độ được Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đặc biệt nhấn mạnh, khi giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Điện 2 cùng các nhà thầu tại buổi kiểm tra công tác thi công và chủ trì Hội nghị Giao ban công trường Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng.

BHXH Việt Nam đã tích hợp, cung cấp 37 DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia.
Xã hội

Số hóa, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính

Với quyết tâm tạo đột phá, nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến theo chiều sâu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam lấy việc hoàn thiện dữ liệu làm trung tâm, nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số toàn diện. Đây là cơ sở quan trọng để liên thông, chia sẻ, phục vụ công tác quản trị và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) toàn ngành.

Nhiều người cao tuổi vẫn có khả năng lao động và khát vọng cống hiến (ITN)
Đời sống

Thêm chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi

Việc làm cho người cao tuổi, đặc biệt tại các đô thị là vấn đề cấp bách trong bối cảnh Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Theo các chuyên gia, chỉ chưa đầy 15 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già; tuy nhiên, vẫn có 2/3 số người cao tuổi không được hưởng trợ cấp xã hội phải sống dựa vào con cháu.

Công an huyện Hải Hà sử dụng thiết bị mô phỏng hướng dẫn thanh thiếu niên, học sinh đủ tuổi sử dụng xe máy, xe máy điện tham gia giao thông. Ảnh: Hồng Việt
Xã hội

Huyện Hải Hà: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phát huy được sức mạnh tổng hợp

Là địa phương có nhiều xã ven biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới… việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn. Bởi vậy, công tác này luôn được huyện quan tâm.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Một buổi tuyên truyền về BHXH tự nguyện tới người dân do BHXH tỉnh Thái Bình tổ chức. Ảnh: BHXH Thái Bình
Đời sống

Chính sách BHXH tự nguyện: Trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội

Cách đây 6 năm, vào thời điểm cuối năm 2019, toàn tỉnh Thái Bình có 14.795 người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đến nay là gần 59.000 người, tăng gấp 4 lần. Một bằng chứng sinh động cho thấy chính sách BHXH đã thực sự đi vào cuộc sống, được người dân đón nhận tích cực và ngày càng phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội.

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village
Đời sống

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, nhà hàng Bào Ngư Vi Cá Thai Village đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê ẩm thực cao cấp. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sang trọng và những món ăn bổ dưỡng cao cấp, Thai Village mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực Á Đông hoàn hảo.

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị
Đời sống

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị

Gian hàng trưng bày của hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home đã khép lại, để lại nhiều kỷ niệm, sự tiếc nuối đối với bà con Đắk Lắk. Với hàng loạt quà tặng hấp dẫn cùng những sản phẩm chất lượng, gian hàng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo của khách tham quan, trở thành điểm nhấn nổi bật tại Quảng trường 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột).

VietABank trao 10 ti vi cho các trường học và 16 suất học bổng cho học sinh tại huyện Thủy Nguyên
Đời sống

VietABank chung tay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau bão Yagi

Trước những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, VietABank đã chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp từ giảm lãi suất cho đến các hoạt động an sinh xã hội nhằm chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, phục hồi và phát triển sau bão.

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý phát triển đô thị cần làm rõ các tiêu chí về đô thị đặc thù; quan tâm đến đô thị thích ứng biến đổi khí hậu; xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong đóng góp, phát triển kinh tế - xã hội...

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024
Đời sống

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024

Ngày 4.10, theo thông tin từ Ban tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024, trong 2 ngày, 13 - 14.10, tại Thủ đô Hà Nội, nhân kỷ niệm 94 Năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10.1930 – 14.10.2024), chuỗi Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024 với nhiều sự kiện nổi bật sẽ chính thức diễn ra.

Hội đồng PBGDPL tỉnh kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024.
Đời sống

Tiền Giang: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện Kế hoạch số 210/KH-HĐPH ngày 4.6.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Đoàn kiểm tra của tỉnh Tiền Giang đã tiến hành kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở tại Sở Thông tin và Truyền thông; huyện Cái Bè (cùng 3 xã Tân Hưng, Mỹ Lợi B, Đông Hòa Hiệp); thành phố Gò Công (cùng 4 đơn vị cấp xã Bình Đông, Bình Xuân, Long Hòa, Long Thuận) và UBND xã Thành Công thuộc huyện Gò Công Tây.

Tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người
Xã hội

Tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam vừa triển khai dự án hợp tác 2 năm nhằm nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người ở khu vực biên giới cửa khẩu và trên biển của Việt Nam.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại hộ gia đình
Xã hội

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại hộ gia đình

Với mục tiêu giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn và các tai nạn về điện trong nhân dân, qua đó bảo đảm cho lưới điện vận hành an toàn, ổn định và liên tục, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân có thêm thông tin, kiến thức cần thiết, tránh xảy ra sự cố cháy nổ, tai nạn trong sử dụng điện.