Khám xét các cơ sở buôn bán hóa chất liên quan đến đường dây khai thác vàng trái phép tại Bình Thuận

Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng thực hiện lệnh khám xét một số cơ sở buôn bán hóa chất và nhà các đối tượng trong vụ án khai thác vàng trái phép.

Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng thực hiện lệnh khám xét một số cơ sở buôn bán hóa chất
Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng thực hiện lệnh khám xét một số cơ sở buôn bán hóa chất

Khoảng 100 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Đinh Kim Lập, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban chuyên án trực tiếp chỉ đạo đã chia thành nhiều tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét 6 điểm trên địa bàn xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Việc khám xét nhằm truy tìm, thu giữ các hóa chất mà các đối tượng sử dụng để khai thác, tuyển rửa, thu hồi kim loại vàng; thu giữ các đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử có dấu vết của tội phạm, thể hiện quá trình các đối tượng thực hiện hành vi “sử dụng trái phép chất độc” và “vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” tại xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình nhằm chứng minh, làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng.

Quá trình kiểm tra, Công an tỉnh Bình Thuận đã thu giữ một số tài liệu có liên quan; riêng đối tượng Nguyễn Mạnh Hoàng (SN 1988, quê tỉnh Lâm Đồng) là đối tượng đã bị khởi tố trong chuyên án đã tự giao nộp cho Cơ quan Công an một máy điện phân trung tần (máy dùng để tách lọc nâng độ tinh khiết của vàng).

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, thời gian qua, tình hình khai thác khoáng sản trái phép diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là các đối tượng lợi dụng địa hình, địa thế khó khăn, địa bàn giáp ranh với các tỉnh lân cận để khai thác khoáng sản trái phép.

Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ đạo triệt phá nhóm khai thác khoáng sản trái phép
Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ đạo triệt phá nhóm khai thác khoáng sản trái phép

Trước tình hình trên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu - Công an tỉnh điều tra cơ bản để nắm bắt, theo dõi các đối tượng có liên quan.

Khoảng 23h đêm 8.12.2023, Ban chuyên án bố trí phương tiện chở hơn 150 cán bộ, chiến sĩ của Công an tỉnh Bình Thuận bí mật di chuyển, đi xuyên đêm đến thôn Tà Mon, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình. Sau đó các tổ công tác của Ban chuyên án đi bộ trong đêm gần 1 tiếng đồng hồ trong rừng núi hiểm trở mới đến được khu vực các đối tượng phân loại, tuyển rửa, thu hồi kim loại nặng tại thung lũng ngách Đào Giữa, thôn Tà Mon.

Đến 2h30 sáng 9.12.2023, Giám đốc Công an tỉnh ra lệnh phá án. Sau khi nhận lệnh, các tổ công tác dưới sự chỉ huy của các tổ trưởng đã đồng loạt bao vây, ập vào và bắt gọn các đối tượng có liên quan.

Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt giữ 28 đối tượng liên quan và thu giữ nhiều máy móc tại hiện trường
Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt giữ 28 đối tượng liên quan và thu giữ nhiều máy móc tại hiện trường

Sau khi bắt giữ 28 đối tượng liên quan, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã nhanh chóng bóc tách, làm việc với từng đối tượng. Qua đó xác định được 4 đối tượng cầm đầu trong đường dây tuyển rửa kim loại, nghi là vàng trái phép gồm: Nguyễn Mạnh Hoàng (SN 1988); Nguyễn Văn Bính (SN 1954); Hoàng Minh Ngọc Hưng (SN 1993, cùng quê tỉnh Lâm Đồng) và Phạm Văn Cường (SN 1974, quê tỉnh Thái Nguyên).

Qua điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận xác định các đối tượng mua quặng từ thôn Ma Bó, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Sau đó thuê phương tiện chở quặng về khu vực này rồi dùng hóa chất độc hại để tuyển rửa, thu hồi kim loại nặng.

Công an tỉnh Bình Thuận thu giữ một lượng lớn mẫu vật kim loại màu vàng và nhiều bao hóa chất độc hại phục vụ cho việc tuyển rửa kim loại nặng. Cùng với đó là hàng chục máy móc, phương tiện liên quan như: xe múc, máy xay đá, máy bơm, xe bán tải,...

Đáng chú ý, tại khu vực các đối tượng tuyển rửa kim loại, hóa chất độc hại được đổ thẳng xuống nguồn nước suối dưới khe núi gây nguy hại rất lớn cho môi trường.

Công an tỉnh Bình Thuận đang mở rộng điều tra vụ án.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.