Khai hội Gióng đền Sóc năm 2024

Sáng mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn (tức 15.2), lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội dịp đầu xuân năm mới. Thay mặt Ban tổ chức lễ hội, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh đã nổi hồi trống khai hội Gióng đền Sóc năm 2024. Sau bài văn tế là lễ rước và lễ tế của các thôn làng, 8 lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Giáp Thìn được dâng lên đức Thánh Gióng gồm: Thần mã (ngựa sắt), cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng và giò hoa tre.

Khai hội Gióng đền Sóc năm 2024 -0
Hội Gióng tại đền Sóc được chuẩn bị lễ vật vô cùng công phu như đàn voi và giò hoa tre. Ảnh: TTXVN

Lễ hội Gióng đền Sóc 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 15 - 17.2. Giám đốc Trung tâm Quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Đào Anh Tú cho biết, điểm khác biệt trong mùa lễ hội Gióng năm nay tập trung vào phần hội. Các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì như: đi cà kheo, đập niêu đất, hội thi nấu cơm, hội thi cầu húc. Cùng với đó là các hoạt động biểu diễn văn hóa - nghệ thuật sẽ được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội.

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 là năm thứ 2 liên tiếp, nghi thức Kéo Mỏ được trình diễn và cuộc thi cầu húc được tổ chức trên quy mô toàn huyện Sóc Sơn. Khác với mọi năm, hội thi đấu vật thay đổi phương thức tổ chức, thay vì thành lập đội và đăng ký từ đầu thì du khách thập phương có thể đăng ký tại khu vực tổ chức hội thi và tham gia thi đấu. Điều này tạo nên sân chơi mở cho tất cả người dân…

Văn hóa - Thể thao

Họa sắc xưa, tinh thần nay
Văn hóa - Thể thao

Họa sắc xưa, tinh thần nay

Không chỉ là di sản, lưu giữ ký ức ngàn đời, tranh dân gian vẫn đang viết tiếp câu chuyện của mình khi trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận trong cuộc sống hiện đại.

Khắc họa chân dung của mùa Xuân
Văn hóa - Thể thao

Khắc họa chân dung của mùa Xuân

Khi các nghệ nhân làng đào tất bật tỉa tót những gốc đào chuẩn bị mùa Tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại chuyên tâm chăm chút từng bông hoa đào phơi phới trong hội họa; anh tâm sự mình đã tìm tòi, thể nghiệm qua nhiều đề tài khác nhau nhưng chỉ đến khi vẽ hoa đào mới mang lại cho anh nhiều xúc cảm hơn cả.