Phát biểu tại Hội nghị, Viện trưởng Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Tạ Quang Minh cho biết, hiện 90% doanh nghiệp trên thế giới phát triển được quyết định bằng tài sản trí tuệ, các quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Nếu muốn gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) thì con đường ngắn nhất là chú trọng phát triển tài sản trí tuệ. Có 3 dạng tài sản có giá trị nhất nhất với doanh nghiệp là cơ sở dữ liệu khách hàng, công nghệ số, thông tin nghiên cứu và phát triển (R&D).
Theo báo cáo nghiên cứu của EPO&EUIPO năm 2021 cho thấy, các doanh nghiệp có sở hữu tài sản trí tuệ tạo ra doanh thu trung bình/người cao hơn 20% so với doanh nghiệp không sở hữu tài sản trí tuệ. Đối với doanh nghiệp có sở hữu tài sản trí tuệ, kết quả kinh doanh tăng 36% đối với sáng chế 21% đối với nhãn hiệu, 32% đối với kiểu dáng công nghiệp.
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng việc sử dụng, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp (SHCN). Đặc biệt đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN; chưa nắm bắt được các giải pháp, đánh giá được công nghệ, thế mạnh để tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường ... chưa biết sử dụng và công cụ khai thác thông tin SHCN (IPPlatform, IPVietnam...).
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chủ đề: Thông tin sở hữu công nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp ĐMST; vai trò của SHTT và thông tin SHCN đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN; đề xuất, khuyến nghị về việc sử dụng thông tin SHCN hiệu quả đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp); công cụ khai thác thông tin SHCN phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST…