Kết nối tiêu thụ cà rốt và nông sản tỉnh Hải Dương

Chiều ngày 26.10, Sở Công thương tỉnh Hải Dương phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và UBND huyện Cẩm Giang tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ cà rốt và nông sản của tỉnh Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

Hội nghị diễn ra với phương thức trực tiếp và trực tuyến với các điểm cầu tại nước ngoài như: Trung Quốc, Ấn độ, Nhật bản, Thái Lan, Hồng Kông…

Dự hội nghị có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân, Bí thư huyện ủy Cẩm Giàng Ngô Quang Giáp, Chủ Tịch UBND huyện Cẩm Giàng Trần Văn Quyết, đại diện Bộ Công thương, đại diện các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và xuất khẩu trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân cho biết: Hải Dương có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương phong phú, nhiều chủng loại; chất lượng, sản lượng cao; nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhiều vùng nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp được phát triển và tổ chức, thực hiện theo hướng chuyên canh, tập trung quy mô lớn. Các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP được triển khai và áp dụng cho nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã có thương hiệu trên thị trường. Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh trên 21.000 ha, sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm. Tổng diện tích rau màu của tỉnh luôn duy trì khoảng gần 40.000ha; tổng sản lượng 900.000 tấn/năm, trong đó 80% là cây rau, 20% còn lại là cây màu.

Cà rốt là 1 trong 8 sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương; được sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, trên vùng đất bãi phù sa ven sông Thái Bình và sông Kinh Thầy. Cà rốt của tỉnh được tập trung chủ yếu tại một số huyện như Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh và Ninh Giang... Nhiều nhất là tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng; đây được coi là thủ phủ cà rốt của tỉnh. Cà rốt của tỉnh Hải Dương được bồi đắp và nuôi dưỡng từ phù sa của những con sông lớn, kết hợp với thời tiết khí hậu ôn hòa đã tạo lên chất lượng và hương vị riêng; với độ giòn và vị ngon ngọt. Năm 2008 cà rốt của Cẩm Giàng được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể; qua đó góp phần khẳng định định giá trị và thương hiệu sản phẩm cà rốt của tỉnh Hải Dương trên thị trường trong nước và quốc tế.

Để hỗ trợ xúc tiến thương mại cà rốt và các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Hải Dương mong muốn Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục có sự quan tâm, hỗ trợ, cung cấp thông tin về tình hình thị trường các nước trên thế giới cho tỉnh. Giới thiệu, kết nối, cung cấp thông tin và danh sách các doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu để góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản, hàng hóa của Hải Dương sang các thị trường. Hỗ trợ tổ chức và tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại; các đoàn nghiên cứu, tìm hiểu thị trường xuất khẩu sản phẩm tại nước ngoài; tiếp tục hỗ trợ, phối hợp tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu, chủ lực….

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu có sự theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất và thu hoạch cà rốt, nông sản của Hải Dương; nắm bắt tình hình, các quy định về nhập khẩu, kiểm dịch; các tiêu chuẩn, rào cản thương mại, kỹ thuật của nước sở tại để tính toán sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu phù hợp.

Các Sở Công thương, NN và PTNT, Khoa học và Công nghệ và các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ kết quả kinh doanh cũng như kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong tiêu thụ sản phẩm, để từ đó có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Trên đường phát triển

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…