Huyền thoại Khun Ju Nốp và ngôi nhà cổ

Nói đến Bản Đôn, Đăk Lăk là người ta nghĩ đến voi. Con voi đã làm nên những giá trị văn hóa độc đáo liên quan đến nó: “văn hóa voi”. Và cũng không thể không nhắc tới những huyền thoại kỳ thú về “vua săn voi” Khun Ju Nốp.

      Huyền thoại về Khun Ju Nốp
      Ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk hiện có một khu nghĩa địa nhỏ với những ngôi mộ được xây cất “hoành tráng” nằm trong một khu rừng thưa, bên cạnh con đường mòn đã được lát ximăng. Khu nghĩa địa này đặc biệt ở chỗ: không phải người nào trong vùng khi khuất núi cũng được an táng ở đây, bởi nó chỉ dành riêng cho những Gru (dũng sỹ săn voi) nổi tiếng của Bản Đôn. Mộ của “vua săn voi” Khun Ju Nốp nằm ở vị trí trung tâm khu nghĩa địa cũng chứng tỏ được đẳng cấp của ông trong số những Gru nổi tiếng của Bản Đôn.
      Theo già Ama Kông, cháu ngoại của Khun Ju Nốp, “vua săn voi” tên thật là Y Thu K’nul. Ông sinh năm 1828, mất năm 1938, thọ 110 tuổi. Ông là một trong những người quan trọng nhất khai phá và sáng lập ra Bản Đôn cùng nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng (Bản Đôn là cách gọi của người Lào, còn người Êđê gọi là Buôn Đôn). Khi còn sống, ông là người có ảnh hưởng lớn nhất, có tiếng nói quan trọng nhất trong cộng đồng các dân tộc Êđê, M’nông, J’rai, Lào cùng chung sống ở vùng Bản Đôn. Sinh thời, “vua săn voi” săn bắt được hơn 400 con voi, trong đó có nhiều con voi đực 1 ngà. Đặc biệt, ông săn được con voi đực màu trắng. Theo luật tục, chỉ có các bậc vua chúa mới được sử dụng voi trắng nên ông đem con voi này biếu cho vua nước Xiêm La và được ông vua này phong tặng danh hiệu Khun Ju Nốp – nghĩa là “vua săn voi”. Từ đó, ông trở thành “vua săn voi” của Bản Đôn. Cho đến nay, không một Gru nào ở Bản Đôn vượt qua được ông về số lượng voi săn được và cả về số voi quý (voi trắng, voi một ngà).
      Mặc dù là “vua săn voi”, lại thọ đến 110 tuổi, nhưng Khun Ju Nốp lại không có con trai nối dõi. Sau khi chết, ông được các cháu ngoại tổ chức xây ngôi mộ bề thế nằm ở trung tâm nghĩa địa của các Gru. Khác với những ngôi mộ xung quanh, ngôi mộ của Khun Ju Nốp được xây rất lớn, nhưng lại không có họa tiết rườm rà cùng các bức tượng chim công, ngà voi sặc sỡ.

      Ngôi nhà cổ của Khun Ju Nốp
      Sinh thời, Khu Ju Nốp sống trong ngôi nhà sàn lớn nhất vùng bản Đôn, nằm ở buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngôi nhà không phải do “vua săn voi” tự xây dựng mà là do ông mua lại của một người trong dòng họ. Trước đó, chủ cũ của ngôi nhà cũng mua lại của một nhà giàu có trong vùng. Vì vậy, trước khi “vua săn voi’ trở thành chủ sở hữu của ngôi nhà thì không ai biết là nó được xây dựng từ năm nào. Theo người già trong vùng, chỉ tính mốc từ khi Khun Ju Nốp là chủ sở hữu cho đến nay thì ngôi nhà đã có tuổi thọ khoảng 130 năm.
      Cũng theo già Ama Kông, ngôi nhà được Khun Ju Nốp mua với giá “bằng 12 con voi đực có cặp ngà lớn”. Sau khi làm chủ ngôi nhà, “vua săn voi’ đã làm lễ cúng tốn hết 22 con trâu đực lớn, hàng chục con heo, hàng trăm ché rượu cần… Nguyên bản ngôi nhà gồm 3 gian, được làm hoàn toàn bằng gỗ quý. Khác với nhà dài truyền thống của người ÊĐê, M’nông trong vùng, ngôi nhà cổ này có tới 3 mái nhọn, mỗi gian có một mái riêng. Để lợp phần mái, người ta đã phải công phu đẽo hàng chục nghìn miếng gỗ cà chít để làm vật liệu lợp. Tính ra, chỉ riêng phầ mái đã tiêu tốn khoảng 10m3 gỗ cà chít (một loại gỗ quý).
      Sau khi Khun Ju Nốp qua đời, ngôi nhà được giao lại cho Ama Kông, cháu ngoại của “vua săn voi”. Ama Kông cũng là một Gru nổi tiếng, chỉ xếp sau Khun Ju Nốp. Ama Kông từng săn được 298 con voi và là người có số voi săn nhiều chỉ thua Khun Ju Nốp. Năm 1954, ngôi nhà bị cây me lớn bên hiên đổ xuống đè sập mất một gian và đến nay những người trong gia đình Ama Kông vẫn chưa có điều kiện tu sửa lại nên nó được giữ nguyên hiện trạng. Hiện ngôi nhà là là một điểm du lịch thuộc Trung tâm du lịch sinh thái văn hóa Bản Đôn. Trong nhà treo nhiều hình ảnh của Ama Kông thời trai trẻ trong những chuyến săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Kỷ vật còn lại duy nhất của “vua săn voi” – Khun Ju Nốp là chiếc mâm đồng. Tương truyền đây là chiếc mâm mà Khun Ju Nốp thường dùng để cúng voi khi ông sang lào để săn voi. Nó được con cháu “vua săn voi” tìm kiếm và đưa về Việt nam năm 1959.

Văn hóa

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.