Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): “Công ty mẹ” vừa bị cấm thầu đã xuất hiện công ty có liên hệ mật thiết tiếp tục trúng thầu đầu tư công

Sau kết luận số 33- KL/UBKTTU ngày 29.9.2022 của Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội, tháng 9.2023, ông Lê Văn Bính - Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đã ký quyết định cấm thầu 3 năm đối với Công ty TNHH MTV tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Ánh Dương (Địa chỉ: thôn Nhị Khê, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội); Công ty Cổ phần Phương Trang (địa chỉ tại liền kề 7- lô 10, Khu đấu giá đất Mậu Lương, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông); Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Chí Cường (địa chỉ tại thôn An Bình, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên).

Theo đó, cả 3 công ty có tên trong kết luận số 33 - KL/UBKTTU đều bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu 3 năm đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Xuyên quản lý và tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Trong số các công ty bị cấm thầu có Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Chí Cường (địa chỉ tại thôn An Bình, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên), thành lập năm 2008, người đại diện pháp luật là ông Ngô Chí Cường. Đây là nhà thầu lớn “quen mặt” trên địa bàn huyện Phú Xuyên, với tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này lên đến nghìn tỷ đồng.

Trước đó, Công ty Chí Cường được cơ quan chức năng xác định đã cung cấp thông tin không chính xác, thiếu trung thực về số liệu tài chính trong hồ sơ dự thầu tại: Gói thầu số 03, toàn bộ chi phí xây dựng công trình nâng cấp tuyến tỉnh lộ 428 (từ Quốc lộ 1A đi Minh Tân, Quang Lãng) và gói thầu thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu giết mổ gia súc tại xã Quảng Lãng, Tri Thuỷ.

Đáng chú ý, trong lúc Công ty Chí Cường bị cấm thầu, xuât hiện một Công ty khác có liên hệ mật thiết với Công ty Chí Cường tiếp tục trúng thầu trên địa bàn huyện Phú Xuyên.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Vật liệu Phú Tiên (địa chỉ tại thôn Duyên Trang, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là Công ty có liên quan với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Chí Cường.

Dữ liệu về doanh nghiệp thể hiện, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Chí Cường có địa chỉ tại thôn An Bình, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) do. ông Ngô Chí Cường là người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ đăng ký hiện tại là 496 tỷ đồng, danh sách cổ đông sáng lập gồm: Mai Thị Hường, Ngô Xuân Bính, Ngô Chí Cường.

Trong khi đó, Công ty CP vật liệu Phú Tiên có địa chỉ tại thôn Duyên Trang, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) do ông Lã Văn Kiên là người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ đăng ký hiện tại là 18 tỷ đồng, danh sách cổ đông sáng lập gồm: Nguyễn Mạnh Hùng, Mai Thị Hường, Ngô Chí Cường. Nhìn vào danh sách các cổ đông sáng lập có thể thấy rõ mối quan hệ "khăng khít" giữa hai doanh nghiệp.

Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): “Công ty mẹ” cấm thầu,

Liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần vật liệu Phú Tiên, mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội) vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 11: Thi công xây dựng công trình + thi công PCCC + thiết bị PCCC, Công trình: Cải tạo, xây mới Trường THCS thị trấn Phú Xuyên (giá dự toán gói thầu là 30.318.919.000 đồng).

Nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu là Liên danh Công ty cổ phần dịch vụ công ích đô thị Hà Nội và Công ty cổ phần vật liệu Phú Tiên và Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy, cơ điện Bảo An. Giá trúng thầu là 30.038.576.251 đồng, giảm 2.186.000 đồng (tương đương khoảng 0,007%) so với giá dự toán; thời gian thực hiện hợp đồng là 330 ngày.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…