Hơn 1 triệu thí sinh đến trường làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2023: Những lưu ý quan trọng!

Chiều nay (27.6), hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Theo đó, thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi tại phòng thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, lịch thi; trước khi làm bài thi các môn từ ngày 28.6.

Điều thí sinh cần lưu ý khi làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 có tổng số 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, thí sinh tự do là 37.841, chiếm 3.69% tổng số thí sinh.

Số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 47.769, chiếm 4.66% tổng số; thí sinh chỉ xét tuyển sinh đại học là 34.155, chiếm 3.33%; thí sinh vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển sinh là 943.340, chiếm 92.91%. Tổng số Điểm thi trên toàn quốc là 2.273. Tổng số phòng thi là 44.661.

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, thí sinh cần có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi, xuất trình thẻ Căn cước công dân và nhận Thẻ dự thi. Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời.

Trường hợp thí sinh bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.

Hôm nay, hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2023 -0
Thí sinh cần có mặt đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi, xuất trình thẻ Căn cước công dân và nhận Thẻ dự thi

Mỗi buổi thi, thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

Trong phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây: Trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp.

Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 5 phút tính từ thời điểm phát đề thi.

Không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi; nếu muốn có ý kiến phải giơ tay để báo cáo cán bộ coi thi, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai với cán bộ coi thi ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ).

Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thí sinh phải ngừng làm bài ngay; Bảo quản nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng bài thi của mình; phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý các trường hợp bài thi của mình bị người khác lợi dụng hoặc cố ý can thiệp.

Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu trả lời trắc nghiệm (đối với bài thi trắc nghiệm).

Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi.

Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát cứa cán bộ giám sát. Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định.

Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý.

Gần 8.000 cán bộ từ các trường đại học tham gia kiểm tra công tác coi thi, chấm thi

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, kết quả kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Mặt khác, kết quả này cũng là cơ sở để nhiều trường đại học sử dụng trong tuyển sinh. Theo thống kê, có khoảng trên 60% trường đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Với tính chất như vậy, định hướng đề thi tốt nghiệp THPT sẽ bảo đảm các mức nhận biết, thông hiểu. Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đồng thời, nội dung đề thi sẽ chú ý mức độ vận dụng, vận dụng cao, có tính phân hóa phù hợp là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng như một phương thức xét tuyển.

Thứ trưởng cho biết, trước đó, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ cốt cán làm công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT đến từ 63 Sở GD-ĐT và 133 cơ sở GD-ĐT trong cả nước, với tổng số 650 người.

Ngoài ra, tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra thi cho cán bộ công chức của Bộ GD-ĐT; tập huấn nghiệp vụ kiểm tra chấm thi cho 300 cán bộ, công chức, viên chức dự kiến bố trí tham gia đoàn kiểm tra công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Bộ cũng đã có văn bản phân công các cơ sở giáo dục đại học cử người tham gia các đoàn kiểm tra công tác coi thi tại các địa phương. Theo đó, huy động gần 8.000 cán bộ, viên chức các cơ sở giáo dục đại học để tổ chức 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi của Bộ và 63 đoàn kiểm tra công tác chấm thi của Bộ tại 63 sở GD-ĐT. Đồng thời, thành lập 10 Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại 20 địa phương.

Nói về vấn đề phòng chống gian lận thi cử nói chung và gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao nói riêng, Thứ trưởng cho hay, vai trò của cán bộ coi thi rất quan trọng. Theo đó, đội ngũ cán bộ coi thi cần thực hiện tinh thần chỉ đạo “4 đúng - 3 không” mà Bộ GD-ĐT đã quán triệt. 

Trong đó, “4 đúng” là: đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng đủ quy trình, không được bỏ bất cứ quy trình nào; đúng vị trí chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. “3 không” là không lơ là chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng, áp lực quá mức. 

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho không chỉ thí sinh, phụ huynh, giáo viên mà còn toàn xã hội về việc phòng, chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao. Thứ trưởng nhấn mạnh, việc mua bán, sử dụng những thiết bị này không chỉ vi phạm quy chế thi mà còn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.