10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Hội tụ sức mạnh

Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XI, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" (Chỉ thị số 40) ra đời không chỉ giải quyết những vấn đề nội tại trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, mà còn tạo bước đột phá trong việc gắn kết sức mạnh của cả hệ thống chính trị, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua chính mình, chiến thắng đói nghèo. Sau 10 năm đi vào cuộc sống, Chỉ thị số 40 một lần nữa khẳng định sức mạnh của đại đoàn kết, của sự tương thông giữa ý Đảng - lòng Dân!

Nốt cao trong bản nhạc giảm nghèo

Không sai khi nói, Chỉ thị số 40 như một nốt cao trong bản trường ca xóa đói giảm nghèo, làm đậm thêm tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội mà Đảng và Nhà nước Việt Nam dành cho người nghèo, giúp họ hòa nhịp cùng tiến trình phát triển kinh tế của đất nước.

A1: Cấp ủy, chính quyền, các hội đoàn thể ở Đắk Lắk luôn ở bên động viên, khích lệ người dân vay vốn phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Kiên
Cấp ủy, chính quyền, các hội đoàn thể ở Đắk Lắk luôn ở bên động viên, khích lệ người dân vay vốn phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Kiên

Nhìn lại 10 năm trước, dù đã tham gia sâu vào công cuộc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới nhưng ở nhiều địa phương, tín dụng chính sách chỉ được xem như một hoạt động "thêm nếm" trong hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Dẫn đến, cùng một chính sách, cùng một thể chế nhưng có nơi, có vùng phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả và ngược lại, có nơi, có vùng vẫn là vùng trũng, rốn nghèo. Chính vì vậy, Chỉ thị số 40 ra đời đã tạo ra bước chuyển đột phá trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương khi khẳng định hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương và đơn vị.

Thậm chí cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ... đã nhận thức rõ tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Sự thay đổi trong nhận thức, đã tạo thành kim chỉ nam xuyên suốt tư tưởng, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Ngay từ quy trình triển khai tín dụng chính sách xã hội hay công tác rà soát, điều tra đúng, đủ và kịp thời đối tượng được thụ hưởng chính sách vay vốn đến phối hợp giữa các hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)… đều được cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo sát sao, giúp người vay sử dụng đồng vốn hiệu quả.

Cộng hưởng và lan tỏa

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn đặc biệt đẩy mạnh quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cũng như tuyên truyền về Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", Tháng cao điểm "Vì người nghèo"… nhằm kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Đi đôi với tuyên truyền, vận động, kêu gọi nguồn lực, MTTQ đã làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội đối với quá trình tổ chức, triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Trên cơ sở đó, phối hợp với NHCSXH kịp thời nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các bộ, ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia trong từng thời kỳ.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, để triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và NHCSXH đã ký chương trình phối hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; tuyên truyền về Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", hoạt động Quỹ "Vì người nghèo"...

Trong 5 năm gần đây, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức 87.356 đoàn giám sát, trong đó MTTQ cấp tỉnh tổ chức 1.981 cuộc, MTTQ cấp huyện tổ chức 13.213 cuộc; MTTQ cấp xã giám sát 72.162 cuộc. Các cuộc giám sát tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực xã hội, công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM và bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời tăng cường vai trò, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với các hoạt động tín dụng chính sách xã hội và thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, bảo đảm an sinh xã hội.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ, 10 năm qua, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống NHCSXH đạt trên 47 nghìn tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách đến nay đạt trên 373 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt gần 351 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn mà chính quyền các cấp ủy thác sang NHCSXH để thực hiện cho vay các đối tượng chính sách tuy còn khiêm tốn nhưng thể hiện rõ ý Đảng lòng dân đã hòa quyện.

Nhờ đó, đã giúp hơn 3,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 4,2 triệu lao động vay vốn tạo việc làm; xây dựng hơn 13,2 triệu công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh, môi trường đến với người dân vùng nông thôn; hơn 610 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn trang trải chi phí học tập; hơn 193 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách và hơn 1,2 triệu lượt lao động được doanh nghiệp vay vốn trả lương do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Xã hội

Cán bộ NHCSXH luôn kiểm tra, động viên các hộ vay vốn
Đời sống

Bài 2: Dồn tâm huyết giúp dân

Có chiếc gậy chính sách là các chương trình tín dụng ưu đãi; có sức mạnh từ Chỉ thị số 40-CT/TW cùng với những khát khao đổi mới của đồng bào; cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã nhìn ra trong khó khăn, thách thức những cơ hội để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Mua xe sang VinFast VF 9 với món quà khủng hơn nửa tỷ đồng
Giao thông

Mua xe sang VinFast VF 9 với món quà khủng hơn nửa tỷ đồng

Trang bị “xịn” ngang với xe 4-5 tỷ đồng trong khi mức giá “ngon” hơn hẳn, chính sách ưu đãi khủng lên tới hơn nửa tỷ đồng, hãng cam kết linh kiện, phụ tùng hậu mãi chỉ trong 24 giờ,… dễ hiểu vì sao nhiều khách hàng đang muốn nhanh tay chớp cơ hội “ngàn năm có một” để rinh về VinFast VF 9.

VinGroup tổ chức chuỗi hoạt động thiện nguyện, kêu gọi cộng đồng chung tay tái thiết cuộc sống sau bão lũ
Xã hội

VinGroup tổ chức chuỗi hoạt động thiện nguyện, kêu gọi cộng đồng chung tay tái thiết cuộc sống sau bão lũ

Tập đoàn Vingroup, các công ty thành viên và đối tác đồng hành vừa công bố tổ chức chuỗi hoạt động thiện nguyện “Gieo mầm Thiện tâm”. Đây là hành động thiết thực nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ đồng bào vùng bão vượt qua khó khăn, gieo mầm cho tương lai tươi sáng.

Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân bị bão lũ
Xã hội

Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân bị bão lũ

Hưởng ứng tấm lòng và tình cảm sẻ chia tới bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ, những ngày qua, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam đã phát động chương trình “Hướng về đồng bào miền Bắc”, với tinh thần “Tương thân tương ái”, thông điệp “Kết nối triệu yêu thương”, kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên cùng chung tay đóng góp nhằm sẻ chia với người dân trước những tổn thất to lớn về người và vật chất do cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua gây ra.

Agribank Sơn La: Hiệu quả giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng
Xã hội

Agribank Sơn La: Hiệu quả giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng

Hoạt động từ năm 2019, đến nay, mô hình giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank Chi nhánh TP. Sơn La đã giúp người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng và thụ hưởng các nguồn vốn ưu đãi về nông nghiệp, nông thôn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Đại hội Thi đua Quyết thắng Học viện Quân Y giai đoạn 2019-2024: Quyết tâm đưa phong trào thi đua quyết thắng lên tầm cao mới
Xã hội

Đại hội Thi đua Quyết thắng Học viện Quân Y giai đoạn 2019-2024: Quyết tâm đưa phong trào thi đua quyết thắng lên tầm cao mới

Sáng 23, 9 Học viện Quân Y tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024, Trung tướng Phạm Trường Sơn Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đến dự và chỉ đạo Đại hội. Cùng dự có lãnh đạo, đại biểu các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Học viện Quân y.

Tổ chức gần 1.500 cuộc tuyên truyền với 187.307 người tham dự
Xã hội

Tổ chức gần 1.500 cuộc tuyên truyền với 187.307 người tham dự

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá kết quả hoạt động công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Phan Thái Bình chủ trì cuộc họp.

Tránh bẫy lừa đảo khi chơi game trực tuyến
Đời sống

Tránh bẫy lừa đảo khi chơi game trực tuyến

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, việc các vật phẩm ảo có thể quy đổi thành giá trị tiền thật đã trở nên rất phổ biến. Điều này vô tình tạo cơ hội thuận lợi để các đối tượng xấu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

200 thành viên thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc
Xã hội

200 thành viên thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

UBND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước vừa tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Ông Nguyễn Lương Nhân, Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh; ông Bùi Đình Lợi, Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện; lãnh đạo phòng ban chuyên môn huyện đã tham dự.

Cùng người dân Yên Bái khắc phục hậu quả bão lũ
Đời sống

Cùng người dân Yên Bái khắc phục hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 7 – 11.9 vừa qua. Với quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Tàu SAR 413 của Lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải lên đường trực tiếp thực thi nhiệm vụ cứu nạn. Ảnh: HH.
Đời sống

Cứu nạn tàu cá BV 99778 TS trên vùng biển Côn Đảo

Lúc 15 giờ10 phút ngày 19.9, Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III thuộc Cục Hàng hải nhận được thông tin từ chủ tàu BV 99778 TS báo cho biết: vào lúc13 giờ 30 ngày 19.9.2024, tàu cá BV 99778 TS bị tàu hàng va chạm trên vùng biển Côn Đảo làm cho tàu cá bị chìm. Trên tàu có 14 thuyền viên, trong đó có 12 thuyền viên được các tàu cá BV 99359 TS và BV 99278 TS cứu lên tàu, hiện còn 2 thuyền viên chưa tìm thấy.