Hồi sinh làng nghề, gìn giữ bản sắc

Nghề thủ công không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn chứa đựng tri thức dân gian, phong tục tập quán, văn hóa làng quê, tộc người. Sau một giai đoạn nhiều nghề tưởng chừng chìm vào quên lãng, đã có những ý tưởng sáng tạo đưa nghề truyền thống hồi sinh.

Đưa sản phẩm thủ công trở lại theo cách khác

“Năm 2009 tôi biết tới giấy dó, nhưng thực trạng lúc ấy khá hẩm hiu. Chính điều đó thôi thúc tôi tìm con đường đưa giấy dó trở lại với cuộc sống, đưa giấy dó đến với thế giới, qua đó gìn giữ được nghề truyền thống của dân tộc đã tồn tại hơn 700 năm và rất ít nghề như thế tồn tại đến hôm nay” - chị Trần Hồng Nhung, sáng lập và điều hành Zó Project (doanh nghiệp xã hội Zó) chia sẻ.

Giấy dó Việt Nam nổi tiếng về sự mềm dai, không kém gì giấy washi của Nhật và giấy hanji của Hàn Quốc. Dự án Zó hướng tới bảo tồn, hỗ trợ và mở rộng nghề làm giấy truyền thống Việt Nam cũng như kỹ thuật làm giấy truyền thống một cách bền vững và sáng tạo. Ngoài làm việc với nghệ nhân làng giấy để cải tiến kỹ thuật làm giấy cổ, Zó cũng hợp tác chặt chẽ với các nhà thiết kế và nghệ sĩ để tạo ra các sản phẩm giấy thủ công mới phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện đại, hướng tới nâng cao giá trị của giấy thủ công Việt Nam. Thay vì chỉ dùng giấy dó để vẽ tranh hay viết thư pháp như trước, giấy dó trở lại với đời sống trong những sản phẩm hiện đại, mang đến giá trị thực tiễn như sổ, lịch, thiệp, quạt giấy với tranh đậm chất truyền thống, hoặc vòng tay, vòng cổ, khuyên tai giấy…

Đứa giấy dó trở lại với cuộc sống đương đại. Ảnh: Zó Project
Đứa giấy dó trở lại với cuộc sống đương đại. Ảnh: Zó Project

Zó cũng tổ chức workshop làm giấy và tour về với cộng đồng. Đây là hình thức truyền thông tạo ấn tượng mạnh mẽ, qua đó mọi người có thể hiểu cách làm giấy, tự tay làm giấy dó sẽ thấy tri thức, di sản quý của cha ông…

Trong khi đó, chuyên về dệt vải và ứng dụng vải dệt lên các sản phẩm hiện đại,anh Huỳnh Minh Thông, sáng lập và quản lý Thong Bahnar Weaving Culture cho biết: “Chúng tôi dùng nguyên liệu là sợi bông vải tự nhiên, sử dụng giống bông bản địa, bông hạt lớn, chịu được khí hậu thổ nhưỡng Tây Nguyên. Bông được trồng bên sườn đồi, việc hái bông, bật bông, se sợi, dệt sợi… hoàn toàn thủ công và tự nhiên”.

Nhiều năm làm việc theo phương thức dệt cổ với đồng bào các dân tộc, đặc biệt là người Bahnar ở KonTum, anh Huỳnh Minh Thông cũng đã cải tiến, hoàn thiện khung dệt "Inkle Loom" phù hợp với phương thức dệt và bắt hoa văn của cả 3 dân tộc Bahnar, J'Rai và Ê Đê, để việc dệt vải thủ công bớt khó khăn, hoa văn dệt thành phẩm tỉ mỉ, sắc nét hơn. Đặc biệt, khung dệt này cho phép người dệt chọn kích thước, hoa văn tấm vải phù hợp với sản phẩm cụ thể như túi xách, trang phục, đồ nội thất… Chẳng hạn, khi làm sản phẩm dây đeo bảng tên, nghệ nhân sẽ dệt vải với kích thước 1cm, chỉ cần dệt và ráp là xong sản phẩm, tiết kiệm công sức tối đa do không phải cắt, may, không lãng phí vải thừa…

Anh Huỳnh Minh Thông cho biết, nhóm nghệ nhân Bahnar ở Kon Tum còn có hoa văn độc đáo là hình người, với cách dệt phức tạp và ít người còn có khả năng dệt được. Anh đã cùng nghệ nhân phát triển sản phẩm dệt độc đáo, sắp xếp hình ảnh thành câu chuyện cổ dân gian trên tấm vải.

Không dừng lại ở việc chỉ bán sản phẩm thổ cẩm, mong muốn truyền tải câu chuyện văn hóa và linh hồn của nghề truyền thống dệt thổ cẩm, Thong Bahnar Weaving Culture cũng có các chương trình trải nghiệm, workshop dệt và cùng nghe kể truyện cổ dân gian Bahnar trên vải dệt… tổ chức ở nhiều nơi như Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh… 

Cần được hỗ trợ để tiến xa

Với sự sáng tạo của những người trẻ, tận dụng kinh nghiệm truyền thống, nhưng không lệ thuộc vào truyền thống, phát triển các thiết kế và sản phẩm hữu dụng cho đời sống đương đại, đã làm hồi sinh nhiều nghề thủ công truyền thống như gốm, mây tre đan, dệt lụa, thêu, sơn mài… Những đổi mới trong kỹ thuật sản xuất và thiết kế đã giúp tạo ra những sản phẩm thủ công độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của các ngành nghề thủ công truyền thống. Sự sáng tạo này còn góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước đến mua sản phẩm và trải nghiệm văn hóa địa phương thông qua làng nghề.

Theo nhiều chuyên gia, nghề thủ công truyền thống là một phần quan trọng trong di sản văn hóa Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sự sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng duy trì và phát triển lĩnh vực này, bởi nó không chỉ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm mà còn thể hiện và lan tỏa mạnh mẽ bản sắc văn hóa, tinh hoa nghệ thuật dân tộc.

Tuy nhiên, những người sáng tạo trong các ngành nghề thủ công cũng gặp không ít thách thức. Đó là sự mai một về tri thức nghề và nguồn nhiên liệu; thiếu hụt nhân lực do giới trẻ ngày nay ít quan tâm tới nghề thủ công bởi thu nhập thấp và môi trường làm việc vất vả. Chính sách hỗ trợ các ngành nghề thủ công còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủ công hạn hẹp, chủ yếu hướng tới du khách nước ngoài. Sản phẩm thủ công khó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng…

Bởi vậy, bên cạnh những nỗ lực nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu… cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các làng nghề và nghệ nhân để thúc đẩy sự sáng tạo, viết tiếp những trang mới đầy khởi sắc cho ngành nghề thủ công của Việt Nam.

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.