Học sinh lớp 11 có thể dự thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức

Từ ngày 19.2, cổng đăng ký đợt 1 kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã chính thức mở. Đối tượng dự thi là học sinh lớp 11, lớp 12 cũng như cá nhân có nguyện vọng tìm hiểu về kỳ thi, bài thi.

Theo Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh đại học, những năm gần đây, nhà trường đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt. Năm 2024, trường tổ chức 3 đợt thi, thông tin cụ thể như sau:

Học sinh lớp 11 có thể dự thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức -0

Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt được tổ chức gồm các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học có áp dụng phương thức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, dựa trên Đề án tuyển sinh của trường.

Cấu trúc bài thi cũng như đề thi minh họa đã được Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh công bố.

Thí sinh đăng ký dự thi và nộp lệ phí đăng ký theo hình thức trực tuyến, sau đó được quyền lựa chọn ca thi và địa điểm thi phù hợp. Thí sinh làm bài thi trên máy vi tính tại các điểm thi do trường tổ chức.

Đối tượng dự thi là học sinh lớp 11, lớp 12 cũng như cá nhân có nguyện vọng tìm hiểu về kỳ thi, bài thi. Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Do đó, các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau đó.

Học sinh lớp 11 có thể dự thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức -0
Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm, do đó học sinh lớp 11 có thể đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau đó (Hình minh họa)

Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho biết, các bài thi Đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0.1 điểm.

Kết quả bài thi Đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của trường theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Cụ thể, thí sinh dự kiến xét tuyển vào ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học đó. Ví dụ: Thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Toán thì sẽ dự thi bài thi đánh giá năng lực Toán. Điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển.

Về hình thức đăng ký dự thi, thí sinh truy cập vào website của kỳ thi và nhấn vào nút "ĐĂNG KÝ" ở thanh menu hoặc ngay dưới phần banner giới thiệu thông tin kỳ thi. Sau đó, thí sinh điền đầy đủ thông tin và tiếp tục làm theo hướng dẫn trên website.

Về lệ phí đăng ký dự thi, theo Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có lệ phí là 200.000 đồng/bài thi/lần; môn Ngữ văn lệ phí 300.000 đồng/bài thi/lần thi; môn tiếng Anh lệ phí 500.000 đồng/bài thi/lần thi. Nhà trường lưu ý, đây là lệ phí tham gia kỳ thi, không bao gồm lệ phí xét tuyển nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh có thể đăng ký tham gia 1 hoặc nhiều đợt thi khác nhau và tham gia 1 hoặc nhiều bài thi khác nhau trong cùng 1 đợt thi. Trong mỗi đợt thi, thí sinh không được đăng ký thi cùng một bài thi nhiều lần.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.