Học bạ toàn điểm 10 xét tuyển trường top vẫn trượt: "Hãy để trẻ hồn nhiên với cuộc sống của mình"

"Ở lứa tuổi cấp một, cấp hai là tuổi của các cháu mới lớn, cha mẹ đừng đặt lên vai con những áp lực không đáng có, hãy để các cháu hồn nhiên với cuộc sống của mình”, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Học bạ toàn điểm 10 xét tuyển trường top vẫn trượt:
Một học sinh dự thi vào lớp 6 trường chuyên ở Hà Nội xem bài trước khi vào phòng thi (Ảnh: Quốc Việt)

Yêu cầu học bạ "hoàn hảo" từ lớp 1

Những ngày qua, câu chuyện phụ huynh có con dự tuyển vào lớp 6 hệ THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam bị loại hồ sơ đã rủ nhau nộp đơn kiến nghị lên nhà trường gây nhiều tranh luận trên các diễn đàn.

Một phụ huynh tâm sự, học bạ 5 năm tiểu học của con chị không có điểm nào dưới 10, chỉ có môn Âm nhạc năm lớp 2 ở mức "hoàn thành”. Trong khi đó, quy định về điều kiện tuyển sinh của trường là "hoàn thành tốt các môn học".

Năm 2023, phương thức tuyển sinh vào lớp 6 của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam là kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực. Học sinh phải trải qua 2 vòng: vòng 1 (sơ tuyển) và vòng 2 (kiểm tra, đánh giá năng lực).

Trong đó, ở vòng sơ tuyển (xét tuyển hồ sơ, học bạ), học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh phải đảm bảo đủ điều kiện có học bạ cuối các năm lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 đạt danh hiệu "hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện trở lên. Những học sinh có điểm sơ tuyển từ 167 điểm trở lên sẽ được tham gia kiểm tra ở vòng 2.

Như vậy, kỳ tuyển sinh năm nay của trường yêu cầu học bạ "hoàn hảo" từ lớp 1, đã có sự thay đổi so với các năm trước đó. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh chia sẻ đã cảm thấy sốc, tổn thương, cảm thấy có lỗi vì bắt con đánh đổi thời gian vui chơi thư giãn suốt 4 - 5 năm tuổi thơ để miệt mài ôn luyện.

Năm nay, tỷ lệ chọi vào các trường THCS top đầu ở Hà Nội tiếp tục ở mức cao, có trường tỷ lệ chọi lên tới 1/19. Điều này khiến không riêng Trường Hà Nội - Amsterdam, một số trường khác cũng đặt ra các tiêu chí trong học bạ tiểu học làm điều kiện dự tuyển.

Tại Trường THCS Cầu Giấy, đối tượng tuyển sinh cần đạt các điều kiện sau: Phần đánh giá các năng lực và các phẩm chất trong 5 năm được đánh giá tốt hoặc đạt; Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt (đối với lớp 1, lớp 2) đạt tổng điểm từ 18 trở lên/năm; Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh (đối với lớp 3, 4, 5) đạt tổng điểm từ 26 điểm trở lên/năm, trong đó không có môn nào dưới 8.

Tại Trường THCS Thanh Xuân, điều kiện dự tuyển là điểm kiểm tra định kỳ cuối năm các môn Toán, Tiếng Việt (lớp 1 đến lớp 5) và môn Tiếng Anh (lớp 3, lớp 4, lớp 5) đạt từ 9 điểm trở lên.

Học bạ toàn điểm 10 xét tuyển trường top vẫn trượt:
Phụ huynh ngóng con từ cổng trường (Ảnh: Quốc Việt)

Yêu cầu một đứa trẻ "toàn năng"

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân trên cương vị vừa là chuyên gia nghiên cứu giáo dục, vừa là phụ huynh cũng có con chuẩn bị thi vào cấp THCS, Tiến sĩ Phạm Hiệp, Trưởng nhóm nghiên cứu đổi mới giáo dục Reduvation, Trường ĐH Thành Đô cho hay, việc một số trường top, trường trọng điểm có sự chọn lọc, tổ chức thi cử để tuyển sinh là điều rất bình thường.

Những trường top đầu như Hà Nội - Amsterdam có rất nhiều phụ huynh mong muốn cho con theo học, thậm chí đa số đã có sự chuẩn bị ngay từ khi con bước vào lớp 1. Do số lượng mong muốn xét tuyển quá nhiều, trường không đủ khả năng tổ chức xét tuyển hết nên mới đưa ra một thước đo để sàng lọc vòng 1, sau đó cho thi tuyển tiếp. Đây là bài toán quản lý nhà trường phải làm.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hiệp, thước đo mà nhà trường đưa ra: “học bạ cuối các năm lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 đạt danh hiệu "Hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện trở lên” thật vô lý, cũng tương tự câu chuyện “30 điểm mới đỗ đại học”.

“Như vậy, một đứa trẻ phải “toàn năng” mới đủ điều kiện bước một chân vào cổng trường. Trong khi đó, sự toàn năng rất ít khi tồn tại. Trên đời này, mấy khi có ai toàn vẹn, xuất sắc tất cả các môn”, Tiến sĩ Hiệp nói.

Ông nhận định, việc yêu cầu một học bạ “hoàn hảo” như trên tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng điểm ảo, bố mẹ chạy điểm cho con bằng được để vào trường top. Đương nhiên, bảng điểm sẽ không phản ánh đúng năng lực của các con.

Về vấn đề một số phụ huynh cảm thấy sốc, tổn thương tâm lý khi mình và con đã mất tới 4 -5 năm nỗ lực nhưng vẫn không đủ điều kiện qua vòng sơ tuyển, Tiến sĩ Phạm Hiệp cho rằng việc được vào một trường tốt, một trường trọng điểm mà tất cả các phụ huynh, ngay cả người có điều kiện kinh tế, vị trí xã hội đều mong muốn cho con theo học đương nhiên là tốt cho đứa trẻ

Tuy nhiên, đây cũng là dịp để phụ huynh nhìn lại bản thân mình. Vào trường top, trường chuyên thực ra là mơ ước của phụ huynh, những đứa trẻ cấp tiểu học chưa đủ hiểu về việc này để có “ước mơ”, “phấn đấu từ lớp 1”. Để đạt được mục tiêu trường top, nhiều phụ huynh gò ép những đứa trẻ vất vả học tập, ôn luyện suốt nhiều năm.

“Chính những phụ huynh như vậy mới sinh ra những phương thức tuyển sinh vô lý như thế này”, Tiến sĩ Hiệp nêu quan điểm.

Theo ông, bản chất của nền giáo dục không phải là do mỗi nhà trường, mà do cả người học và phụ huynh cùng tạo ra. Phụ huynh phải hiểu rằng mình cũng là một mắt xích của nền giáo dục, không thể luôn chỉ trích nền giáo dục mà coi như mình vô can.

“Nhà trường ra quy định chưa hợp lý là một phần, còn phụ huynh đổ hết lỗi cho nhà trường xã hội thì không đúng”, Tiến sĩ Hiệp nêu quan điểm.

Trẻ chỉ quen tuân theo những áp lực được người ta “bày sẵn”

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, trước hết, việc một nhà trường được tự chủ tuyển sinh đó là quyền của trường.

Cũng cần nhìn việc này trên góc độ thông cảm, chia sẻ vì số chỉ tiêu tuyển sinh rất ít, trong khi đó nhiều người muốn cho con theo học, nên trường phải đặt ra nhiều tiêu chí để loại bớt hồ sơ. Đó là quy luật bình thường và tất yếu.

Chạy đua xét tuyển trường top: Kỳ vọng là đúng, nhưng kỳ công với con quan trọng hơn -0
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội)

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lâm, câu chuyện này phản ánh một điều là hiện nay nhiều phụ huynh và xã hội nói chung đang chạy theo một mô típ “trường chuyên lớp chọn”, “trường trọng điểm”.

“Mong muốn đưa con vào trường tốt là một nguyện vọng chính đáng. Nhưng trong giáo dục, mục tiêu lớn nhất của chúng ta cần hướng tới là phát huy khả năng tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ, còn việc chọn trường chỉ là điều kiện thêm vào. Ở lứa tuổi cấp một, cấp hai là tuổi của các cháu mới lớn, cha mẹ đừng đặt lên vai con những áp lực không đáng có, hãy để các cháu hồn nhiên với cuộc sống của mình”, Tiến sĩ Lâm chia sẻ.

Theo thầy Lâm, nếu phụ huynh chỉ suốt ngày chăm chăm vào việc luyện thi cho con có thể “lợi bất cập hại”. Trên thực tế, nhiều học sinh đã gặp phải các vấn đề tâm lý, thậm chí tự tử vì quá áp lực. Cũng có những trường hợp học trường top, trường chuyên từ lớp 1 đến lớp 12, nhưng sau này đi làm vẫn không kiếm được công việc tốt.

Lý do bởi trẻ không có đủ môi trường để phát triển một cách tự nhiên, không thích ứng được trước những khó khăn từ cuộc sống. Trẻ chỉ quen tuân theo những áp lực được người ta “bày sẵn”, chứ không tìm khả năng phát triển của bản thân để hòa nhập vào thế giới.

Nhìn nhận kỹ hơn trên góc độ tâm lý, Tiến sĩ Lâm phân tích, việc tạo áp lực căng thẳng lên đứa trẻ sẽ dẫn đến hai khả năng. Nếu trẻ có khả năng đáp ứng được trước áp lực, con vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu không có sức khỏe thể chất và sức học, đứa trẻ sẽ phải cố gắng học rất nhiều, quên hết đi những chuyện khác.

“Đứa trẻ không dám chơi, không dám giao lưu, suốt ngày chỉ mải mê học thì làm sao nhân cách phát triển tốt được? Các cháu chỉ biết mấy bài toán, bài văn, còn cuộc sống lại toàn là điều xa lạ”, thầy Lâm nói.

Thầy Lâm nhấn mạnh, phụ huynh nên cho con nhiều môi trường hoạt động để tìm hiểu khả năng tiềm ẩn của con, xem con có khuynh hướng trội trong lĩnh vực nào thì bồi dưỡng cho trẻ theo khuynh hướng đó.

Ví dụ, khả năng vận động của trẻ rất tốt, yêu thích những môn thể thao; hoặc trẻ rất có năng khiếu âm nhạc, hội họa, tại sao lại bắt con chỉ có học Toán? Điều này xuất phát từ mong muốn “con mình phải không thua kém con người ta” của một số gia đình, là định hướng không phù hợp và nhiều khi sẽ hại cho sức khỏe của các cháu.

“Tôi vẫn khuyên các bố mẹ rằng, kỳ vọng với con thì cũng đúng, nhưng mà kỳ công và đồng hành với con quan trọng hơn. Và phải phát huy được khả năng tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ, đó mới là điều quan trọng. Bố mẹ phải hiểu điều đó, thích nghi với điều đó và đi theo hướng đó, tôn trọng suy nghĩ riêng, hạnh phúc riêng của từng đứa trẻ”, Tiến sĩ Lâm chia sẻ.

Học bạ toàn điểm 10 xét tuyển trường top vẫn trượt:
Phụ huynh đội nắng chờ con thi (Ảnh: Quốc Việt)

Cần nhìn nhận lại vai trò của các trường chuyên

Được biết, Luật Giáo dục đã quy định rất rõ trường chuyên là những trường được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học, trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 

Năm 2020, Bộ GD-ĐT từng khẳng định không có trường THCS chuyên. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có hệ THCS từ nhiều năm, nhưng hệ THCS trong trường này không phải là chuyên, mà chuyên chỉ có ở hệ THPT.

Tuy nhiên, cứ mỗi mùa tuyển sinh, nhiều phụ huynh lại đôn đáo mong con có một suất vào lớp 6 các “trường chuyên” như Hà Nội - Amsterdam và mặc định đây là trường THCS chuyên.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng sau sự việc này, Bộ GD-ĐT cũng cần nhìn nhận lại vai trò của các trường chuyên và có sự chỉ đạo cho phù hợp.

Tại một số nước không tổ chức thi tuyển vào các trường chuyên. Thay vào đó, họ có những lớp chuyên nơi các học sinh có thiên hướng trội về từng lĩnh vực được giới thiệu đến, nếu cháu nào phù hợp thì học tiếp. Ở những nơi này, sẽ không có chuyện phụ huynh tìm mọi cách chạy đua để đưa con vào trường chuyên lớp chọn.

“Chúng ta luôn nói rằng cần xây dựng trường học hạnh phúc, nhưng bắt các con luyện thi suốt đời như vậy thì hạnh phúc ở đâu?”, Tiến sĩ Lâm đặt câu hỏi.

Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên.