Tổng cục Hải quan

Hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro

Nhằm nâng cao hiệu quả chống thất thu ngân sách nhà nước, ngay từ đầu năm 2024, Cục Quản lý rủi ro, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động thực hiện các nội dung về công tác quản lý rủi ro; giảm tỷ lệ luồng đỏ, theo dõi sát sao tình hình phân luồng, chuyển luồng tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; triển khai kế hoạch kiểm soát rủi ro sâu rộng trong toàn ngành hải quan...

Xây dựng chính sách phù hợp

Trong 6 tháng từ đầu năm 2024, Cục Quản lý rủi ro đã tích cực triển khai, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý rủi ro nhằm vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý như: Trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29.1.2024 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15.11.2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Đồng thời, Cục Quản lý rủi ro đã xây dựng dự thảo 3 Quyết định thay thế các Quyết định hướng dẫn thực hiện Thông tư số 81/2019/TT-BTC và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các nội dung tại 3 Quyết định thay thế được xây dựng nhằm khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Hiện nay, Cục Quản lý rủi ro đã hoàn thiện các dự thảo và trình Lãnh đạo Tổng cục, đang hoàn thiện hồ sơ để trình ký ban hành theo quy định.

Hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro -0
Cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: Tổng cục Hải quan​​​​​

Đối với Chương trình Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ, tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan hải quan đã ký kết biên bản ghi nhớ với 295 doanh nghiệp tham gia Chương trình. Trong đó giai đoạn 2 (trong năm 2024), đã thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ với 82 doanh nghiệp, tăng 38,5% về mặt số lượng doanh nghiệp thành viên so với năm 2022 và vượt 18,5% chỉ tiêu đề ra theo Quyết định số 123/QĐ-TCHQ ngày 31.1.2023 của Tổng cục Hải quan về việc giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong năm 2023.

Mức độ tuân thủ của nhiều doanh nghiệp thành viên so với thời điểm trước khi tham gia Chương trình đã có sự cải thiện hoặc giữ mức độ tuân thủ ở mức 2 và mức 3. Từ năm 2023 đến nay, tình hình phân luồng tờ khai của các doanh nghiệp thành viên đã có sự cải thiện so với trước khi tham gia Chương trình (năm 2022), tỷ lệ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hóa giảm đã giúp cho các doanh nghiệp thành viên tiết kiệm kinh phí và giảm thời gian thông quan.

Toàn ngành phân luồng hơn 7,6 triệu tờ khai

Theo Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro, trong 6 tháng từ đầu năm 2024, tổng số tiêu chí được thiết lập là hơn 183 nghìn chỉ số tiêu chí, toàn ngành đã phân luồng hơn 7,6 triệu tờ khai. Trong đó, tờ khai luồng xanh chiếm 66,41%; tờ khai luồng vàng chiếm 30,20%; tờ khai luồng đỏ chiếm 3,39%. Số lượng tờ khai chuyển luồng từ đỏ sang vàng chiếm 1,19% tổng số tờ khai luồng đỏ. Từ việc chuyển luồng này phát hiện 2 vụ vi phạm, chiếm 0,08% tổng số tờ khai được chuyển luồng. Số lượng tờ khai chuyển luồng từ vàng sang đỏ chiếm 1,39% tổng số tờ khai luồng vàng. Trong đó, cơ quan hải quan phát hiện 969 vụ vi phạm, chiếm 3,14% tổng số tờ khai được chuyển luồng.

Phát huy vai trò điều phối, Cục Quản lý rủi ro đã đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động lựa chọn, kiểm tra soi chiếu hàng hóa được thông suốt, thống nhất trong toàn ngành.

Cụ thể trong 6 tháng từ đầu năm 2024, toàn ngành đã thực hiện soi chiếu tổng số 76.013 container (trung bình 703 container/ngày); phát hiện nghi vấn 1.739 container (chiếm 2,3% tổng container soi chiếu), từ đó phát hiện 251 container vi phạm (chiếm 14,43% tổng container nghi vấn). So với cùng kỳ năm 2023, tổng lượng container soi chiếu của toàn ngành tăng 13,6%. Các vi phạm chủ yếu là vận chuyển hàng cấm, khai sai chủng loại, sai số lượng và nhập hàng không khai báo, nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ, nhiều vụ vi phạm có trị giá hàng vi phạm lớn.

Cục Quản lý rủi ro đã tích cực, chủ động phân tích thông tin, lựa chọn đối tượng để đẩy tin báo theo các chuyên đề xác định trọng điểm, trực ban một cách có hiệu quả. Tổng số tin cung cấp 290 tin, phát hiện 94 vụ vi phạm, xử phạt hơn 733 triệu đồng, truy thu hơn 1,16 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2023, tổng số tin cung cấp giám sát trực tuyến tăng 10 tin, phát hiện vi phạm tăng 4 tin.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ

Theo Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý rủi ro luôn theo dõi sát sao tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; phân công cụ thể việc triển khai thực hiện Kế hoạch đến các Phòng tại Cục; phát huy vai trò điều phối, tạo cơ chế liên kết, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các Phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, kiểm soát các hành vi vi phạm.

Hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro -0
Cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: Tổng cục Hải quan​​​​​​

Theo đó, trong 6 tháng từ đầu năm 2024, đã phát hiện 4.972 vụ vi phạm liên quan đến các loại rủi ro, trị giá hàng vi phạm khoảng 5.876 tỷ đồng (nhiều mặt hàng không xác định được trị giá) với số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 85,2 tỷ đồng; số thuế truy thu khoảng 243 tỷ đồng. Trong đó điển hình, qua hoạt động xác định trọng điểm, áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hàng hoá tuyến đường biển, phát hiện 152 lô hàng luồng xanh, vàng vi phạm.

Trong đó, địa bàn Hải Phòng phát hiện 69  lô hàng vi phạm tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế đạt hơn 2,3 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm đạt 47 tỷ đồng; tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 51 lô hàng vi phạm, số tiền xử phạt và truy thu thuế tăng 911 triệu đồng; tại địa bàn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 32 vụ vi phạm, xử phạt và truy thu 325 triệu đồng.

Trên cơ sở các dấu hiệu và phương thức thủ đoạn gian lận đối với hàng hoá quá cảnh Việt Nam để đi Lào và Campuchia, trong 6 tháng đầu năm 2024, các đơn vị đã phân tích, lựa chọn soi chiếu 1.226 container quá cảnh, từ đó đã phát hiện 7 container vi phạm.

Qua thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hàng nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường (tập trung nhóm mặt hàng phế liệu nhập khẩu), đã phát hiện 66 lô hàng của 19 doanh nghiệp vi phạm với số tiền xử phạt khoảng 7,2 tỷ đồng về các hành vi như nhập khẩu phế liệu không đáp ứng điều kiện nhập khẩu; nhập khẩu phế liệu không có giấy phép; sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng mục đích được miễn thuế…

Xã hội

Vụ cô giáo kêu cứu vì bị người lạ "đeo bám": Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao kiểm tra, Công an đang xác minh
Xã hội

Vụ cô giáo kêu cứu vì bị người lạ "đeo bám": Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao kiểm tra, Công an đang xác minh

Sáng ngày 20.9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra các nội dung liên quan tới vụ việc cô giáo kêu cứu vì bị người lạ "đeo bám" sau khi phản ánh về sự bất thường trong thu tiền học thêm, dạy thêm tại trường TH,THCS,THPT Khương Hạ (quận Thanh Xuân).

Trạm kiểm định di động mobilab của Cục Kiểm định hải quan tại Khu công nghiệp Formosa Vũng Áng-Hà Tĩnh
Xã hội

Ngăn chặn hiệu quả hành vi gian lận thương mại

Theo Cục Kiểm định hải quan (Tổng cục Hải quan), việc phân tích, phân loại kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu một mặt bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong xác định mã số, mức thuế và chính sách mặt hàng; mặt khác nhằm phát hiện và ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận thương mại.

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.