Hóa thân mới của Dương Tử Quỳnh

Trong bộ phim Quý bà (The Lady), nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh hóa thân vào vai Aung San Suu Kyi, nhà nữ hoạt động chính trị người Myanmar từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991.

Để có thể phần nào thể hiện một cách khá trọn vẹn hình ảnh của Aung San Suu Kyi, Dương Tử Quỳnh đã dành nhiều tháng học tiếng Miến Điện, cũng như bỏ công nghiên cứu về cuộc đời của người phụ nữ huyền thoại được mệnh danh là “đóa phong lan thép” của xứ sở Chùa Vàng.

“Đóa phong lan thép” Aung San Suu Kyi
“Đóa phong lan thép” Aung San Suu Kyi

Dương Tử Quỳnh khởi đầu sự nghiệp bằng mấy vai diễn trong các bộ phim điện ảnh hành động của Hongkong, chẳng hạn Thái Cực Trương Tam Phong (Tai Chi Master) trước khi có cơ hội xuất hiện trong “bom tấn” Hollywood thuộc chủ đề James Bond là Ngày mai không bao giờ chết (Tomorrow Never Dies) bên cạnh tài tử kỳ cựu người Ireland, Pierce Brosnan, và nhất là tác phẩm điện ảnh võ hiệp đoạt giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 2000 Ngọa hổ tàng long (Crouching Tiger, Hidden Dragon). Nói về công sức bỏ ra trước khi phim Quý bà bấm máy, Dương Tử Quỳnh thổ lộ: “Bởi tôi muốn dùng hết khả năng của mình để thể hiện chân dung bà Suu Kyi, với tất cả tình yêu và tôn kính tôi dành cho bà”.

Bộ phim có nội dung bắt đầu vào năm 1988, khi bà Suu Kyi trở về Miến Điện (tên cũ là Burma) từ Anh Quốc để thăm người mẹ đang ốm ở bệnh viện thủ đô Yangon. Mạch phim còn tiếp tục đến tận 1999, khi chồng bà là Michael Aris qua đời vì bệnh ung thư. Bà đã dành hết mười năm sóng gió đó để tranh đấu cho nền dân chủ của Miến Điện trong hoàn cảnh bị giam lỏng tại nhà riêng, hầu như luôn phải xa cách chồng và hai người con trai, Alexander và Kim.

Bà Aung San Suu Kyi cuối cùng đã thoát cảnh bị giam lỏng vào năm 2010, mở đầu cho hàng loạt đợt cải tổ sâu sắc bên trong quốc gia vốn từ lâu bị cai trị bởi chính quyền quân phiệt, bao gồm việc trả tự do cho nhiều tù chính trị cùng sự công nhận hợp pháp đảng đối lập của bà Suu Kyi, đảng Quốc gia Dân chủ. Đầu năm 2012, bà Suu Kyi đã tuyên bố kế hoạch tranh cử vào một ghế tại Quốc hội Miến Điện vào tháng 4.2012.

Bộ phim do Luc Besson đạo diễn chiếu đầu tiên tại Hongkong hôm 9.2, sau đó sẽ lần lượt xuất hiện trên các màn bạc tại Singapore, Đài Loan và Hoa Kỳ. Tờ Wall Street Journal đã nghe Dương Tử Quỳnh, năm nay 49 tuổi, nói về công cuộc chuẩn bị cho vai diễn Daw Suu (“Daw” nghĩa là sự kính trọng trong ngôn ngữ Miến Điện), gặp gỡ người phụ nữ từng giành giải Nobel, cùng kỷ niệm trong khi quay phim.

Dương Tử Quỳnh trong một cảnh quay
Dương Tử Quỳnh trong một cảnh quay

Chị có cảm thấy bị áp lực khi phải thể hiện chân dung của một nhân vật quá nổi tiếng đối với cộng đồng quốc tế?

Chắc chắn là có. Bởi ai cũng kính yêu và tôn sùng bà Suu Kyi, đặc biệt bởi những gì bà đại diện: cuộc tranh đấu vì dân chủ theo đường lối bất bạo động. Là một diễn viên, bạn luôn hy vọng sẽ tìm được những vai diễn đủ thử thách chính mình với tư cách một nghệ sĩ. Và nếu đủ may mắn, bạn sẽ phát hiện ra những vai diễn này cũng chứa đựng thông điệp để bạn truyền tải cho người xem. Với Quý bà, chúng tôi cho thế giới hiểu được những gì mà Daw Aung San Suu Kyi đại diện, giải thích tại sao điều đó lại quan trọng, cũng như để tất cả chúng ta học được cách trân trọng nền dân chủ mà đôi khi thường bị xem thường, và một gia đình nhỏ đã phải hy sinh lớn lao đến mức nào…

Chị từng gặp gỡ Aung San Suu Kyi tại nhà riêng vào tháng 12.2010. Bà là người thế nào?

Trước đó tôi đã nghiên cứu và biết rằng bà là một con người vĩ đại, một nhân cách đầy vị tha, nhân ái, kiên cường và diễm lệ. Khi tôi biết mình sắp có cơ hội gặp bà, tôi đã rất lo lắng cũng như thích thú. Có người cho rằng không nên cố tìm gặp thần tượng làm gì, vì bạn có thể bị thất vọng. Nếu điều đó thật sự xảy ra, hẳn mọi thứ sẽ rất sụp đổ trong tôi.

Và cuộc gặp đã diễn ra thế nào?

Tôi đang không biết phải cư xử thế nào, thậm chí còn không biết có nên đưa tay ra hay không khi bà cất tiếng: “Xin chào”. Bạn hiểu khoảnh khắc tê liệt đó chứ? Rồi bà Suu Kyi chỉ nói: “Lại đây” và ôm lấy tôi thật chặt.

Chị học được gì trong quá trình tìm hiểu về bà Suu Kyi?

Có những loại cảm xúc bà thường không để lộ, bởi bà không phải týp phụ nữ hay cường điệu về phương diện biểu lộ xúc cảm. Bà không bao giờ phàn nàn về những khó khăn và gian khổ đã trải qua, vốn là điều mà con người bình thường sẽ làm. Chúng ta có xu hướng than vãn và kể công, để thu hút chú ý và cảm thông từ người khác. Song với Suu Kyi, đó là sự phù phiếm không cần thiết.

Chị có gặp những đứa con của bà Suu Kyi không?

Tôi chỉ gặp được Kim trong quá trình quay phim ở Anh, nơi cậu đang sống. Tôi cho rằng cuộc gặp gỡ đó là rất quan trọng.

Chị có gặp được những người bạn của bà Suu Kyi?

Phần lớn bạn bè của Suu Kyi đã không nhìn thấy bà trong nhiều năm trời. Đôi khi tôi có cảm giác rằng nếu tôi hỏi một số người bạn cụ thể của bà, họ sẽ cho ra những câu trả lời chung chung quen thuộc. Chúng tôi muốn đi xa hơn thế. Ai cũng khen ngợi sự kiên cường và mạnh mẽ của bà, song bà vẫn là một con người, đúng không? Trước hết và quan trọng nhất, bà vẫn là một người mẹ, và một người vợ.

Chị đã học tiếng Miến Điện để phục vụ cho vai diễn. Trải nghiệm của việc này ra sao?

Trong sáu tháng đầu mọi thứ rất khó khăn. Ngôn ngữ Miến Điện khác hẳn với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông của Trung Quốc hay Anh ngữ. Tôi phải cố ghi nhớ hết mọi thứ. May mà tôi có một giáo viên nhiệt tâm và bản thân tôi cũng kiên trì trong việc học.

Trong phim, chị đã tái tạo bài phát ngôn lịch sử của bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện vào cuối những năm 1980?

Đó rõ ràng là thứ không thể vòng vo, bởi những thước phim tư liệu về cảnh tượng đó được bảo tồn rất tốt và đầy đủ. Bạn có thể nhìn thấy chính bà đứng trên bục phát biểu. Bạn có thể cảm nhận xúc cảm bà truyền vào trong bài diễn văn. Đó là lần đầu tiên bà nói chuyện trước công chúng, và bị kết án cho hành động đó. Mặc dù bà có những mẩu giấy ghi văn bản, song bà không hề nhìn vào đó trong suốt bài phát biểu. Và tôi đã cố gắng tái tạo giờ phút đó bằng hết khả năng của mình.

Khi quay cảnh trên bục diễn thuyết, chị nhớ nhất là chuyện gì?

Khoảnh khắc hạnh phúc nhất là khi Luc Besson đến cạnh tôi và tỏ ra lấy làm tiếc rằng cảnh phim phải quay lại một lần nữa, bởi người diễn viên Miến Điện đóng vai trợ lý của bà Suu Kyi đã bật khóc, trong khi đúng ra anh ta phải tỏ ra hồ hởi và vui mừng. Người này luôn miệng nói xin lỗi, và sau đó chúng tôi phát hiện ra vào năm 1988, chính anh đã có mặt trong đám đông khi bà Suu Kyi diễn thuyết. Đó là lúc bạn cảm ơn Chúa vì biết rằng tất cả công sức bỏ ra đã không hề uổng phí.

Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)