Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô: "Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, thí sinh nên chia nguyện vọng theo nhóm"

Để gia tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học, thí sinh nên chia nguyện vọng theo nhóm, chẳng hạn: ngành nào có cơ hội việc làm trong tương lai? Ngành nào là ngành mình thích? Ngành đó có phù hợp với năng lực của mình không?. Việc đặt tất cả nguyện vọng của mình chỉ vào một top những ngành, những trường có mức độ cạnh tranh quá cao sẽ dẫn đến rủi ro, khó trúng tuyển.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô với các thí sinh trong việc lựa chọn đăng ký xét tuyển Đại học 2024.

Nắm vững các cột mốc thời gian và thực hiện đúng quy trình xét tuyển

Theo PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô, Quy chế tuyển sinh 2024 được giữ ổn định. Toàn bộ quy trình xét tuyển, từ đăng ký xét tuyển, đăng ký nguyện vọng, thay đổi nguyện vọng, nộp lệ phí tuyển sinh và xác nhận nhập học đều tiến hành trực tuyến.

Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh phải đăng ký trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT. Các em cần nhập nguyện vọng của mình lên hệ thống, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng một là cao nhất, sau đó đến nguyện vọng tiếp theo.

Điều này vô cùng quan trọng. Nếu không nhập các nguyện vọng của mình lên hệ thống, các em sẽ không được ghi nhận, không thể chính thức trúng tuyển và nhập học, dù đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm.

Các em cần nghiên cứu rất kỹ đề án tuyển sinh của trường đại học đã công bố trên website, để bám sát về hồ sơ, thủ tục, giấy tờ và các thời hạn, không được bỏ lỡ các thời hạn đó.

Đăng ký xét tuyển theo ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng

Để gia tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh nên chia nguyện vọng theo nhóm, chẳng hạn: ngành nào có cơ hội việc làm trong tương lai? Ngành nào là ngành mình thích? Ngành đó có phù hợp với năng lực của mình không?. Việc đặt tất cả nguyện vọng của mình chỉ vào một top những ngành, những trường có mức độ cạnh tranh quá cao sẽ dẫn đến rủi ro, khó trúng tuyển.

Việc đăng ký xét tuyển lần đầu, cũng như khi thay đổi nguyện vọng đều được thực hiện trực tuyến. Vì vậy, thí sinh cần lưu ý thực hiện hết quy trình từ đầu đến cuối, không được dừng lại và thoát ra giữa chừng, như vậy các thao tác sẽ chưa được ghi nhận. Phải thực hiện cho đến hết quy trình, khi hệ thống báo rằng những nguyện vọng này đã được xác nhận.

Ưu tiên lựa chọn môi trường giáo dục nhằm phát triển năng lực học tập suốt đời

Nói cách khác, việc lựa chọn mô hình giáo dục kết hợp (blended education) chính là mô hình giáo dục cho các công dân toàn cầu. Blended education là sự kết hợp sự linh hoạt của học trực tuyến và sự tương tác trực tiếp trong lớp học. Người học sẽ tự quản lý thời gian và tập trung vào các phần kiến thức cần thiết, đồng thời được hỗ trợ và phản hồi từ giảng viên và bạn bè.

Thời đại của kỷ nguyên số, giáo dục mở được gắn với văn hóa phát triển trong bối cảnh tự chủ giáo dục, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Việc học tập, lĩnh hội tri thức mở rộng cho mọi đối tượng học; không giới hạn về thời gian học, không gian học; không hạn chế nguồn tài liệu học.

Bên cạnh đó, việc triển khai giáo dục trực tiếp tại trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của người lao động trong tương lai. Học trực tiếp mang đến cho người học cơ hội tương tác trực tiếp với giảng viên và bạn bè, giúp tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn thông qua các hoạt động thảo luận, tranh luận, làm việc nhóm. Việc học trực tiếp cũng giúp người học rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm và thích nghi với môi trường học tập thực tế. 

Trường Đại học Thành Đô, đã xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển mô hình Blended education. Tại khuôn viên rộng trên 10ha, ở phía tây Hà Nội, ngoài hệ thống phòng học, phòng thực hành hiện đại, nhà trường chú trọng đầu tư tổ hợp thể thao nhằm phát triển các hoạt động thể chất cho người học.

Bên cạnh đó, hồ bơi, nhà thi đấu thể thao, sân vận động ngoài trời… là địa điểm lý tưởng để rèn luyện thể lực theo các team. Khuôn viên xanh, gắn kết thiên nhiên là đặc điểm nổi bật của trường. Vườn hồng trên 1000m2, hồ hoa súng hồ cá Koi, vườn dược liệu, vườn xoài…. đều mang lại những cảm giác gắn kết gần gũi với thiên nhiên không dễ gì có được giữa lòng Hà Nội.

Tại địa chỉ Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội, nhà trường đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và đưa vào khai thác “Thư viện Khoa học – giáo dục mở”, với hơn 300 đầu sách giáo trình mở về ngôn ngữ, khoa học xã hội, kinh doanh-kinh tế, người đọc có thể tải xuống hoặc đọc trực tuyến miễn phí.

“Dự án này có mục tiêu phát triển nền tảng số cho tài nguyên giáo dục mở cho phép các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên của các trường đại học trên toàn quốc và công chúng được chia sẻ, sử dụng chung nguồn tài liệu một cách hợp pháp, không bị giới hạn về thời gian và không gian. Đây là nỗ lực của Trường Đại học Thành Đô trong xây dựng tài nguyên giáo dục mở và chuyển đổi số giáo dục, góp phần thúc đẩy nhu cầu học tập suốt đời của người dân”, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô nhấn mạnh.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.