Bắc Kạn:

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Giúp dân xây cuộc sống mới

Từ xa, thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn - nơi sinh sống của 78 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Dao Đỏ, đang hiện lên trù phú dưới những tán rừng trồng...

Bà Hoàng Thị Nhị - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn Bản Cuôn 2, chia sẻ, khoảng 10 trước, cuộc sống đồng bào dân tộc Dao quen sống với tập quán canh tác, sinh sống trên núi, phát rừng làm nương làm rẫy, nên năng suất thấp, nhà nhiều cũng chỉ đủ ăn, nghèo đói đeo bám dai dẳng.

Nguồn vốn tín dụng giúp phủ xanh núi đồi Bắc Kạn, mang lại cuộc sống yên bình cho đồng bào. Ảnh: Đông Dư
Nguồn vốn tín dụng giúp phủ xanh núi đồi Bắc Kạn, mang lại cuộc sống yên bình cho đồng bào. Ảnh: Đông Dư

Trước tình hình đó, Đảng, chính quyền các cấp, ngành đã tới từng nhà, hướng dẫn bà con trồng rừng, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chính những mảnh đất đồi của gia đình. Cùng với đó, sự tận tâm của cán bộ NHCSXH đã giúp hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc Dao tiếp cận thuận lợi với các chương trình tín dụng chính sách, như: Cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, vay giải quyết việc làm...

Hiện tại, thôn có 60 hộ tham gia vay vốn, sử dụng vốn chính sách hơn 5 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Tiêu biểu có gia đình chị Lại Phương Thủy ở thôn Bản Cuôn 2, là hộ thoát nghèo năm 2023.

Chị Thủy tâm sự, nhà có 6 nhân khẩu nhưng chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính, thấy trong thôn nhiều gia đình trồng rừng từ vốn vay của NHCSXH có hiệu quả, chị đã đăng ký tham gia thành viên Tổ Tiết kiệm vay vốn và vay số tiền 35 triệu đồng để trồng rừng. Năm 2023, sau khi hoàn trả phần vốn vay, gia đình chị tiếp tục vay 100 triệu đồng để trồng, chăm sóc rừng, đồng thời được hướng dẫn vay vốn hỗ trợ làm nhà ở với số tiền 40 triệu đồng.

"Giờ, nhà mới đã xây xong, chúng tôi yên tâm làm ăn, không còn lo những lúc trời mưa gió và vui nhất là gia đình không còn tên trong danh sách hộ nghèo" - chị Thủy phấn khởi kể.

Còn ở Pác Nặm - một trong hai huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn cũng nhờ "đòn bẩy": từ tín dụng chính sách, nhiều gia đình đồng bào đã vươn lên phát triển kinh tế, thoát cảnh nghèo túng. Như hộ anh Lý Văn Kiều, tổ Nà Vài, xã Nghiên Loan đã trở thành hộ khá giả sau khi khởi nghiệp chăn nuôi trâu, bò với số vốn 50 triệu đồng của NHCSXH.

Hộ anh Hoàng Tiến Hồng, thôn Khau Vai, xã Bộc Bố cũng vậy, không chỉ thoát nghèo, anh Hồng còn xây dựng được mô hình chăn nuôi ngựa sinh sản với 100 triệu đồng vốn vay chính sách. Hay mô hình vườn - ao - chuồng - rừng của anh Quách Văn Giai thôn Đông Lẻo, xã Bộc Bố từ 30 triệu đồng vốn vay tạo việc làm đã giúp gia đình thực hiện hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn, gà, đào ao thả cá đem lại thu nhập khá…

Thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi là nhiệm vụ chính trị

Theo thống kê của huyện, hiện nay, số hộ vượt qua ngưỡng nghèo của toàn huyện trong 10 năm qua là 1.604 hộ. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều năm 2022 giảm 2,66%; năm 2023 giảm 2,7%; đến cuối năm 2024 tiếp tục giảm sâu; (trong đó hộ nghèo DTTS năm 2022 giảm 2,6%, năm 2023 giảm 3,4%), bình quân toàn tỉnh giảm 3%. Kết quả này một lần nữa khẳng định giá trị lớn lao của chính sách tín dụng ưu đãi đem lại cho người nghèo và gia đình chính sách; trở thành trợ lực quan trọng giúp bà con vượt lên đói nghèo.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Kạn Hà Sỹ Côn cho biết, để đạt được kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo; trước hết do cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, trực tiếp chỉ đạo NHCSXH phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Song hành sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, NHCSXH tỉnh Bắc Kạn luôn đồng tâm, nhất trí cao thực hiện đề án giảm nghèo nhanh, bền vững của Tỉnh ủy; UBND tỉnh thông qua những việc làm cụ thể như lập kế hoạch xử lý phù hợp, tập trung huy động mọi nguồn lực, tổ chức chuyển tải, nhanh chóng, an toàn nguồn vốn tín dụng chính sách về tận bản làng, xã phường, thị trấn; bất kể vùng sâu, vùng khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cả hộ mới thoát nghèo tiếp cận dễ dàng các dịch vụ của NHCSXH.

Tính đến 31.12.2024, tổng dư nợ của NHCSXH Bắc Kạn đạt trên 3.500 tỷ đồng, tăng 207,5 tỷ đồng so với năm 2023. Nguồn vốn luôn được khơi thông tới tận bà con kể cả khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó, hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ vùng sâu, vùng xa các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn… có vốn đầu tư, thâm canh ruộng vườn, phát triển chăn nuôi, trồng rừng nguyên liệu giấy, cây ăn quả đặc sản, nâng cao đời sống.

Bởi có những việc làm thiết thực, hiệu quả nên NHCSXH tỉnh Bắc Kạn được ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương tin tưởng giao thêm nhiều chương trình tín dụng và bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chỉ định.

Hiện, Bắc Kạn đang triển khai 19 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 3.499,9 tỷ đồng. Đặc biệt, sau 10 năm đưa Chỉ thị số 40/CT-TƯ của Ban Bí thư vào cuộc sống, UBND tỉnh và 8 huyện, thành phố trực thuộc đã cân đối việc thu chi ngân sách, ủy thác sang NHCSXH 102 tỷ đồng để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.

"Nguồn vốn ủy thác không chỉ giúp người dân có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống mà còn là nguồn động viên lớn đối với những người làm công tác tín dụng chính sách như chúng tôi" - Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Kạn Hà Sỹ Côn nói!

Đời sống

Điểm thu BHXH, BHYT thuộc Tổ chức dịch vụ thu Bưu điện tỉnh Bắc Kạn.
Xã hội

Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ

Với nỗ lực không ngừng thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bắc Kạn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người tham gia.

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Triển khai các quy định mới về bảo hiểm y tế

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai thực hiện Nghị định số 02/2025/NĐ-CP, Thông tư số 01/2025/TT-BYT và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa chủ trì hội nghị.

Đảng ủy cơ sở Cục Quản trị I trao quà Tết cho người nghèo tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ
Đời sống

Đảng ủy cơ sở Cục Quản trị I trao quà Tết cho người nghèo tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ

Ngày 10.1, tại Phú Thọ, Đảng ủy cơ sở Cục Quản trị I, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Ủy ban MTTQ, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Thanh Sơn tổ chức thăm, tặng quà các hộ gia đình nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trao tiền hỗ trợ sửa chữa nhà văn hóa xã Khu Bái nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân”
Đời sống

Trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân”

Ngày 9.1, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II. Nhóm phóng viên Ban Chuyên đề - Báo Đại biểu Nhân dân đã giành 2 giải, trong đó có 1 giải khuyến khích và một giải Chuyên đề cho các tác phẩm báo chí có ý nghĩa đặc biệt.

Hòa Bình: Ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới - Ngôi nhà Ánh Dương
Xã hội

Hòa Bình: Ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới - Ngôi nhà Ánh Dương

Ngày 9.1, tại thành phố Hòa Bình, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới - Ngôi nhà Ánh Dương Hòa Bình.

Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
Đời sống

Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Agribank phát huy vai trò, trách nhiệm của “Ngân hàng vì cộng đồng” dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.

Đồng Nai: Thưởng Tết cao nhất 823 triệu đồng
Xã hội

Đồng Nai: Thưởng Tết cao nhất 823 triệu đồng

Đã có hơn 2.000 doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai công bố tiền lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong đó doanh nghiệp thưởng cao nhất là 823 triệu đồng dành cho vị trí tổng giám đốc ở một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.