Masan High-Tech Materials:

Hiệu quả từ Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế

Cuộc sống của hàng trăm gia đình đã thay đổi tích cực nhờ Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế do Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được triển khai từ năm 2013.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi

Đến xóm 8 xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nhắc đến gia đình anh Nguyễn Văn Trưởng ai cũng biết. Đây là gia đình trẻ dám thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn triển khai mô hình nuôi ngựa bán chăn thả, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả từ Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế -0
Mô hình nuôi ngựa tại gia đình anh Nguyễn Văn Trưởng, xóm 8 xã Tân Linh

Gia đình anh Trưởng có 6 nhân khẩu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Với suy nghĩ trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả bấp bênh nên năm 2022, vợ chồng anh Trưởng chuyển hướng sang chăn nuôi. Từ đồng vốn tiết kiệm trong những năm qua cộng với khoản vay từ Quỹ Vốn vay Phục hồi kinh tế của Masan High-Tech Materials, anh Trưởng đã mạnh dạn đầu tư mua ngựa để phát triển kinh tế. Từ 4 con ngựa ban đầu, năm 2023 gia đình anh đã mua thêm 2 con, nâng tổng đàn lên 6 con để thực hiện mô hình nuôi ngựa bán chăn thả. Theo anh Trưởng, ngựa là con vật dễ nuôi, dễ thích nghi, ít bệnh tật, giá cả và đầu ra ổn định.

Hiệu quả ban đầu từ mô hình này đang mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế của gia đình anh Trưởng cũng như một số hộ khác tại xã Tân Linh. Hội Nông dân xã Tân Linh cũng vận động bà con nông dân trực tiếp đến tham quan, học tập kinh nghiệm từ gia đình anh Trưởng để nhân rộng mô hình. Anh Trưởng chia sẻ: “Ngoài sự cần cù, may mắn của bản thân thì việc được vay vốn đúng thời điểm với lãi suất ưu đãi đã giúp kinh tế gia đình tôi thay đổi rất nhiều”.

Ngoài gia đình anh Trưởng, cuộc sống của hàng trăm gia đình khác tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cũng thay đổi tích cực kể từ khi được tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi.

Quỹ Vốn vay Phục hồi kinh tế ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã Hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được Masan High-Tech Materials triển khai từ năm 2013, với chủ trương “không trao con cá mà trao cần câu”, thúc đẩy đa dạng các mô hình sinh kế, tạo điều kiện cho các hộ dân thoát nghèo. Đến nay, tổng nguồn vốn lũy kế đã giải ngân lên tới hơn 16 tỷ. 456 hộ dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế, 100% số hộ trả lãi đúng hạn, không có nợ xấu.

Hiệu quả từ Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế -0
Quỹ Vốn vay phục hồi kinh tế giúp người dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Các hộ vay vốn chủ yếu đầu tư vào sản xuất, cải tạo chè; chăn nuôi gia súc, gia cầm; kinh doanh dịch vụ buôn bán... Qua khảo sát hàng năm, cơ bản các hộ đã phát huy được hiệu quả vốn vay, một số hộ còn tạo được việc làm cho từ 3 - 5 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: Khi Masan High-Tech Materials xây dựng chương trình này tức là Công ty đã đặt mình vào vị trí người dân. Đây là chương trình tín dụng rất nhân văn bởi vì đa phần người dân vay vốn từ Quỹ này là những đối tượng chưa với tới nguồn vốn của Ngân hàng CSXH bởi nguồn vốn này rất hạn chế. Đặc biệt Quỹ vốn vay còn tạo nên làn sóng mới về xã hội hóa các nguồn lực bên ngoài đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH để giúp người dân vùng Dự án cũng như các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn phát triển kinh tế”.

Trách nhiệm xã hội song hành với phát triển bền vững

Ông Craig Bradshaw - Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials cho biết: “Mục tiêu các chương trình cộng đồng của chúng tôi là xây dựng hạ tầng thuận lợi và bảo đảm cho người dân địa phương có đời sống sinh kế tốt hơn”.

Năm 2023, Công ty tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng, trong đó bao gồm các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động hỗ trợ người dân và địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số tiền Công ty đầu tư cho các hoạt động này vào khoảng 6,8 tỷ đồng. Gần 4.500 hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ được hưởng lợi, trong đó có trên 600 hộ gia đình dân tộc thiểu số và 270 hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Hiệu quả từ Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế -0
Masan High-Tech Materials - doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Masan High-Tech Materials cũng được đánh giá là một trong số các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2023, Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí và nộp vào ngân sách Nhà nước 1.414 tỷ đồng. Công ty được ghi nhận là doanh nghiệp Việt Nam có đóng góp thuế cao nhất cho tỉnh Thái Nguyên trong năm 2023, góp phần quan trọng giúp Thái Nguyên đạt số thu ngân sách 20.196 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra. Đây cũng là số thu ngân sách cao nhất của tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay.

Năm 2023, Masan High-Tech Materials lần thứ 6 liên tiếp được vinh danh “Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ và thành quả của Công ty trong nhiều năm qua khi triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững, gắn kết mục tiêu tăng trưởng kinh doanh với lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…