Hành trình chinh phục học bổng Đại học Yale đến trúng tuyển chương trình tiến sĩ tại Harvard của nam sinh Trường Hà Nội - Amsterdam

"Luôn nỗ lực và không từ bỏ" là phương châm hàng đầu giúp Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000) không chỉ xuất sắc chinh phục học bổng các trường đại học top đầu thế giới mà còn trúng tuyển chương trình tiến sĩ tại Đại học Harvard. 

Thành công chinh phục học bổng Yale đến trúng tuyển tiến sĩ tại Harvard

Lê Mạnh Linh (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) từng được vinh danh trên các mặt báo khi là trường hợp học sinh Việt Nam trúng tuyển cùng lúc 3 trường trong khối Ivy League danh giá.

z5390338732194_58f824a656847827a4dcc4f02252f55c.jpg -0
Lê Mạnh Linh, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam từng chinh phục thành công học bổng các trường đại học danh giá (Ảnh: NVCC)

Ngoài ra, Mạnh Linh còn được các trường đại học hàng đầu khác chấp nhận với các gói hỗ trợ tài chính “khủng” bao gồm: University of Pennsylvania (274.000 USD), Dartmouth College (260.000 USD), Amherst College (280.000 USD), trường Walsh School of Foreign Service của Georgetown University trụ sở tại Mỹ và Georgetown University trụ sở tại Qatar.

Thời điểm này, Mạnh Linh đã lựa chọn Đại học Yale (New Haven, Connecticut) - trường xếp thứ 3 top các trường đại học quốc gia tốt nhất nước Mỹ để theo học. Tại đây, cậu học song song 2 bằng: Kỹ thuật Hóa học và Quan hệ quốc tế với suất học bổng toàn phần.

Lý giải về sự lựa chọn này, Mạnh Linh cho biết: "Tuy ngành Quan hệ quốc tế là lựa chọn ban đầu nhưng em cũng muốn thử sức với nhóm ngành liên quan đến Hóa học. Sau khi học thử một lớp nghiên cứu về vật liệu, cấu trúc Hóa học tại Yale, trải nghiệm đáng nhớ đó đã thôi thúc em đăng ký học song song ngành Kỹ thuật Hóa học", Mạnh Linh nói. 

283822900_3200012210327183_7578722888590782166_n.jpg -0
Với Linh, Đại học Yale là "cái nôi" đào tạo ra các nhân tố giỏi toàn diện và có thể phát triển ở nhiều lĩnh vực (Ảnh: NVCC)

Nhận xét về Đại học Yale, cựu sinh viên cho biết, trường là "cái nôi" đào tạo ra các nhân tố giỏi toàn diện, có thể phát triển ở nhiều lĩnh vực. Sinh viên trường còn vô cùng thân thiện và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh đó, Yale còn có góc nhìn về xã hội và nghệ thuật đặc biệt sâu sắc, nhân văn. 

"Học trong môi trường nhiều người giỏi sẽ không tránh được cảm giác có chút thách thức, áp lực. Nhưng nếu nhìn vào hướng tích cực, đó chính là động lực thúc đẩy bản thân không ngừng phát triển để trở nên toàn diện hơn mỗi ngày", Mạnh Linh nhấn mạnh. 

Sau 6 năm sống tại Mỹ, chàng sinh viên trẻ, hoạt bát ngày nào đã trở nên chín chắn, trưởng thành hơn. Mạnh Linh vô cùng biết ơn khi được học tập và làm việc tại một môi trường hòa nhã, có tính cộng đồng cao. Bạn bè, thầy cô luôn hết lòng giúp đỡ khi cậu cần. 

Giai đoạn khó khăn nhất với Linh là vào năm 2020, lúc đại dịch Covid-19 trở nên vượt tầm kiểm soát. Thời điểm đó, Linh phải ở lại ký túc xá vì không đủ chi phí về nhà. Toàn bộ khu ký túc ở trường lúc này chỉ còn khoảng 10 người, và đến hè thì di tản hết. Tuy vậy, Mạnh Linh luôn nhận được lời hỏi thăm, quan tâm từ những người bạn mới quen nên cũng phần nào vơi bớt cảm giác trống trải, cô đơn.

Hiện Lê Mạnh Linh đang là kỹ sư hoá học cho một công ty khởi nghiệp liên quan đến năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở California, Hoa Kỳ. Đây là công việc đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn nên có mức thu nhập khá cao so với ngành. 

Tương lai rực sáng như mở rộng trước mắt chàng trai trẻ, nhưng Lê Mạnh Linh không dừng lại ở đó. Mạnh Linh quyết định thử sức bản thân tại Đại học Harvard - ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới để tiếp tục nghiên cứu Tiến sĩ về lĩnh vực Vật lý ứng dụng. 

Mạnh Linh chia sẻ, cậu rất vui mừng khi nhận được thông báo trúng tuyển chương trình tiến sĩ tại Đại học Havard. Kết quả này thể hiện mọi nỗ lực, cố gắng của cậu cuối cùng đã được ghi nhận. 

Cũng theo Linh, những ai muốn nộp hồ sơ tiến sĩ đạt kết quả tốt nên chuẩn bị kỹ càng các nội dung: Đề tài, lý do lựa chọn và động lực triển khai đề tài. Linh thường lấy động lực từ trải nghiệm cá nhân ở Việt Nam và học cách trình bày mạch lạc lý do chọn đề tài. 

"Khi trình bày được những đầu mục này, bạn sẽ tạo ấn tượng với Hội đồng tuyển sinh về một con người hoàn toàn có thể trụ vững trong 5 năm học", Lê Mạnh Linh bật mí. 

Đam mê chế tạo các phát minh nâng cao chất lượng cuộc sống

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ học tiến sĩ, Mạnh Linh không đặt nặng việc phải vào được một ngôi trường thuộc top đầu. Có khoảng 4 - 5 trường mà cậu ưng ý và sau khi cân nhắc, Harvard là môi trường phù hợp nhất.

"Harvard là một môi trường toàn diện, giống như Yale vậy. Bởi trường không nặng về khoa học hay kĩ thuật mà còn bao gồm luật, chính sách, thiết kế, tài chính,... Em đã vô cùng hào hứng khi được đọc các nghiên cứu tại Harvard của các anh chị khóa trước", Mạnh Linh chia sẻ.

278505681_3169338500061221_4003897272920557853_n (1).jpg -0
Lê Mạnh Linh theo học ngành Vật lý ứng dụng tại Đại học Havard (Ảnh: NVCC)

Linh chọn ngành Vật lý ứng dụng để theo học tiến sĩ chủ yếu bởi đam mê. Từ những năm cấp 3, cậu học trò đã thích tìm hiểu những biện pháp giúp bảo vệ môi trường hoặc cung cấp năng lượng, nguồn nước sạch. Do đó, khi quyết định học tiến sĩ, Linh muốn tập trung hơn vào các phát minh, sáng chế khoa học giúp cải tiến cách xã hội hiện đại vận hành; nâng cấp chất lượng cuộc sống và giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đến Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

"Mục tiêu của mình là khai thác được các lợi ích của khoa học để phát triển cộng đồng và xây dựng tương lai xanh - sạch hơn, đặc biệt tại Việt Nam", Lê Mạnh Linh nhấn mạnh. 

Sau 6 năm sinh sống và học tập tại Mỹ, Lê Mạnh Linh đúc rút được nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm đáng quý. Cậu gửi lời khuyên đến các bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ ngành học đã chọn trước khi đi du học; cũng như định hình được môi trường phù hợp với bản thân để có thể phát triển đam mê. 

"Các bạn nên chuẩn bị một tâm lý rộng mở, dám chấp nhận rủi ro để đương đầu với thách thức, khó khăn trên chặng đường du học. Thường học sinh Việt Nam sang Mỹ sẽ ưu tiên học các ngành STEM vì lí do visa. Tuy vậy, theo quan điểm của mình, mọi người nên thử sức học các ngôn ngữ khác hay những lớp trái ngành, nhất là các ngành nhân văn hay hội họa", Lê Mạnh Linh nói. 

Lý giải về quan điểm này, Mạnh Linh cho biết, kiến thức học được tại môi trường đại học chỉ là một phần nhỏ. Khi bắt tay vào làm, bạn mới có thêm trải nghiệm và kinh nghiệm phong phú, thực tiễn hơn. Nên hãy cứ luôn trau dồi tri thức về xã hội, văn hóa để đời sống cá nhân thêm phong phú, ý nghĩa. 

lml (1).jpg -0
Lê Mạnh Linh mong muốn nghiên cứu sâu các công trình khoa học tại Mỹ và tham gia khởi nghiệp để thương mại hóa sáng chế (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ về dự định sắp tới, Lê Mạnh Linh cho biết trước mắt sẽ tập trung hoàn thành bậc học tiến sĩ. Linh mong muốn được nghiên cứu sâu hơn các công trình khoa học tại các trường Đại học lớn ở Mỹ. Mặt khác, Linh cũng muốn tiếp tục tham gia khởi nghiệp để thương mại hoá những phát minh, sáng chế của mình.

Được biết, nghiên cứu sắp tới của Mạnh Linh cũng sẽ tập trung vào điện hóa học. Cậu muốn sử dụng điện hóa học để thay thế những quá trình sản xuất hợp chất xảy ra ở nhiệt độ hay áp suất cao và rất tốn năng lượng.

"Mình hy vọng thông qua các sản phẩm, sáng chế của mình có thể giúp cắt giảm nhiều khí thải nhà kính hay tiêu thụ năng lượng để góp phần bảo vệ môi trường sống của con người", Lê Mạnh Linh tâm sự. 

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.