Hàng vạn Phật tử, Nhân dân hân hoan đón mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng

Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023 (sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc trong nước và quốc tế) và khánh thành Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới đã diễn ra sáng nay, 21.5, tại khuôn viên bổn tự trên núi Thành Đẳng (TP Uông Bí, Quảng Ninh).

Hàng vạn Phật tử, Nhân dân hân hoan đón mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng ảnh 1
Ước tính trong ngày 21.5 đã có khoảng 6 vạn Phật tử, Nhân dân về tham dự Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023 

Quang lâm chứng minh buổi lễ, có: Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Dục, Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN); Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Hoà thượng Thích Thiện Pháp - đồng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự; chư Tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Văn phòng 1 và 2 Trung ương GHPGVN; Ban Trị sự Phật giáo các địa phương trong cả nước…

dsc_9173.jpg -0
Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Dục, Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh và Chư Tôn đức Tăng Giáo hội Phật giáo Việt Nam chứng dự buổi lễ

Tham dự Đại lễ, còn có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí; Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái đến từ nhiều quốc gia như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Bhutan, Sri Lanka…; cùng khoảng 6 vạn Phật tử, Nhân dân đến từ các địa phương trong nước và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. 

dsc_9192.jpg -0
dsc_9204.jpg -0
dsc_9206 (1).jpg -0
Tham dự Đại lễ, còn có các lãnh đạo, nguyên lãnh Đảng, Nhà nước, nhiều cơ quan ban, ngành, địa phương; Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái và quan khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới

 Tại Đại lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN. Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương đã tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

dsc_9189.jpg -0
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2567 Đức Pháp chủ GHPGVN khẳng định: Mùa Phật đản năm nay, những người Phật tử Việt Nam chúng ta đồng thời thành kính kỷ niệm 60 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963 - 2023). Chúng ta tự hào về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc và trong đó có dấu ấn về hạnh nguyện cao cả của Bồ tát Thích Quảng Đức trên con đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. Ngọn lửa từ bị cùng với trái tim bất diệt của Ngài có năng lực soi sáng và thức tỉnh lương trị của con người, hóa giải tất cả hận thù. Ngọn lửa đó đã chỉ cho mỗi người sống là phải biết vượt lên mọi chủ nghĩa cá nhân ích kỷ hẹp hòi và mọi ý niệm cực đoan. Ngài là biểu tượng sáng ngời của tinh thần bi - trí - dũng của bậc Bồ tát hiện thế và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

dsc_9210.jpg -0
Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương đã tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.

dsc_9253.jpg -0
Thầy Trụ trì trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh đã giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình xây dựng, cũng như hoạt động sinh hoạt tu học của Chư Tăng, Phật tử Chùa Ba Vàng

Thực hiện Thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2023 không chỉ là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc mà còn là dịp để chư Tăng Ni, Phật tử cùng hướng tâm cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Bên cạnh đó, những hoạt động trong Đại lễ cũng nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, đặc biệt là văn hoá Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; đồng thời, thể hiện rõ chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước ta.

dsc_9172.jpg -0
dsc_9169.jpg -0
Toàn cảnh Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2023

Đại Lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2023 được tổ chức trọng thể, cho đông đảo quần chúng nhân dân tham dự góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Qua đó, cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch đến với Quảng Ninh, gắn kết phát triển du lịch tâm linh với du lịch sinh thái, kích cầu du lịch của địa phương và các vùng lân cận, xúc tiến xây dựng và quảng bá hình ảnh con người Quảng Ninh, cởi mở thân thiện, văn minh và hiếu khách với bạn bè trong nước và quốc tế.

dsc_9283.jpg -0
dsc_9296.jpg -0
Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương và tưới nước tắm Phật -  một nét văn hóa tâm linh cao đẹp diễn ra trong ngày lễ Phật đản 
z4363715061749_0b3c8ba03e819284d6f0621986843fbd.jpg -0
Đông đảo Phật tử, Nhân dân cùng tham gia nghi lễ tắm Phật cầu bình an

Phát biểu chào mừng chư Tôn đức Trung ương Giáo hội, lãnh đạo Phật giáo các nước và toàn thể đại biểu gần xa về tham dự, Thầy Trụ trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh đã giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình xây dựng, cũng như hoạt động sinh hoạt tu học của Chư Tăng, Phật tử Chùa Ba Vàng luôn lấy phương châm “huân tu giới đức, tinh tấn tu hành và phát huy tinh thần dấn thân phụng sự để biến cảnh trần gian thành Tịnh độ”.

Trang nghiêm Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2023 và khánh thành Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới -0
dsc09605.jpg -0
Thầy Trụ trì chùa Ba Vàng đón nhận kỷ lục Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới do Liên minh kỷ lục Thế giới Worldings và Hiệp hội kỷ luật Thế giới WRA xác lập

Thầy Trụ trì trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh cho biết: Chùa Ba Vàng có tên chữ là Bảo Quang tự, được xây năm Ất Dậu, triều Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên 1706. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của thời gian và lịch sử, đã làm cho cảnh cũ Chùa xưa không còn. Năm 1993 chùa được nhân dân dựng tạm trên nền cũ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của bà con nhân dân địa phương. Năm 2007, chùa được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa danh thắng cấp tỉnh và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã bổ nhiệm sư Thích Trúc Thái Minh làm trụ trì.

dsc_9308.jpg -1
dsc_9324.jpg -0
dsc_9337.jpg -0
Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và thăm quan Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới 

Ngày 30.10.2009, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch, bảo tồn tôn tạo chùa Ba Vàng . Ngày 1.1.2011, chùa Ba Vàng  đã chính thức đặt đá xây dựng giai đoạn 1. Trải qua hơn 3 năm thi công, ngày 9.3.2014 khánh thành Đại Hùng Bảo Điện chùa Ba Vàng  và đón nhận kỷ lục Ngôi Chánh Điện trên núi lớn nhất Đông Dương góp phần tô đậm cảnh sắc Phật đài nơi miền Kinh đô Phật giáo một thời vang danh.

Để đáp ứng nhu cầu tu học của đại chúng và phục vụ Nhân dân; chư Tăng bổn tự đã chỉ đạo cho Ban Quản lý dự án tiếp tục lên kế hoạch xây dựng giai đoạn 2, gồm các hạng mục toà Đại giảng đường với tổng kinh phí xây dựng gần 300 tỷ, cùng các công trình khác như: Đại Trai đường 70 tỷ, nhà Bếp 80 tỷ, khu nhà Phật tử, Cầu Vàng, tượng đài Phật dân sinh…

dsc_9144.jpg -0
dsc_9146.jpg -1
Tòa Đại giảng đường được chùa Ba Vàng khởi công xây dựng từ năm 2016, thiết kế 2 tầng với diện tích mặt sàn là 11.904 m2

Riêng Tòa đại giảng đường được khởi công xây dựng từ năm 2016, được thiết kế 2 tầng với diện tích mặt sàn là 11.904 m2, chiều cao 31,88m, chiều dài 90,73m và chiều rộng là 71,85m, có sức chứa khoảng 12.000 - 13.000 người; thiết kế 2 tầng mái: mái hạ với 4 mái đao truyền thống, mải thượng được thiết kế theo kiến trúc mái vòm; Đỉnh là biểu tượng hoa sen như bảo tòa thuyết pháp của chư Phật. Tất cả kiến trúc đó đã tạo nên nét tổng thể đặc biệt cho Tòa giảng đường.

z4363998833552_6c3123ec9f40fb2649d655842129c87c.jpg -0
Ngay sau nghi lễ khánh thành, Phật tử đã ngồi kín sàn Tòa giảng đường mới để nghe Thầy Trụ trì chùa Ba Vàng thuyết giảng Pháp thoại: Vui thay Phật ra đời

Với công trình tâm linh Phật giáo quy mô và đồ sộ này, chùa Ba Vàng đã đón nhận kỷ lục ngôi Đại giảng đường Phật giáo trên núi lớn nhất thế giới do Liên minh kỷ lục Thế giới Worldings và Hiệp hội kỷ luật Thế giới WRA xác lập.

Sau lễ hành chánh, Hoà thượng Chủ tịch và nhị vị Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã đối trước Tôn tượng Phật Đản Sanh dâng hương cúng dường và chủ trì khoá lễ tụng kinh Khánh đản để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc.

Trang nghiêm Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2023 và khánh thành Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới -0
Thầy Trụ trì chùa Ba Vàng dẫn đầu đoàn Diễu xe hoa kính mừng Phật đản được tổ chức tại khuôn viên bổn tự
img_7063.jpg -0
Các Đoàn đại biểu Phật giáo thế giới tham gia diễu xe hoa kính mừng Phật đản 

Theo truyền thống kính mừng Đại lễ Phật đản, chư Tôn đức và đại biểu tham dự cùng thực hiện nghi thức Mộc Dục – cúng dường nước thơm lên kim thân của Đức Phật, người con Phật trên khắp thế giới hân hoan đón mừng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh thị hiện, mở ra con đường Giác ngộ cho chúng sinh.

img_7057.jpg -0
Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng và Phật tử, Nhân dân hân hoan tham gia chương trình Diễu xe hoa kính mừng Phật đản 
img_7061.jpg -0
Phật tử, Nhân dân hân hoan tham gia các chương trình đặc sắc tại Đại lễ

Ngau sau nghi thức, Chư Tôn đức lãnh đạo GHPGVN; đại biểu Phật giáo thế giới và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp đã cùng tiến về Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới để thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và tham quan 2 tầng của giảng đường trong niềm tôn kính và chào mừng nồng nhiệt của hơn 60.000 Phật tử, Nhân dân tham dự.

348458920_1857128094663353_1285891641394916735_n.jpg -0
Trong ngày Đại lễ, đã có hơn 60.000 suất cơm miễn phí được chùa Ba Vàng phát miễn phí cho Nhân dân, du khách thập phương về chùa 

Buổi chiều cùng ngày, trong không khí hân hoan, Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Tăng Ni; đại biểu Phật giáo thế giới và hơn 60.000 Phật tử, Nhân dân đã tham gia chương trình múa đồng diễn và Diễu xe hoa kính mừng Phật đản được tổ chức tại khuôn viên bổn tự.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.