Sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

Hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường trong chăm sóc y tế

Sau khi được đưa ra lấy ý kiến lần đầu từ năm 2019, theo nhiều chuyên gia, đến nay dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã có nhiều thay đổi, khắc phục được nhiều hơn các hạn chế, bất cập của luật hiện hành, đồng thời cập nhật những vấn đề mới phát sinh từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là dự thảo luật phải thể hiện được đặc thù của loại hình dịch vụ này so với các loại hình dịch vụ khác cũng như hạn chế được mặt trái của kinh tế thị trường trong chăm sóc y tế.

Thể hiện được đặc thù

Để giải quyết những thách thức y tế mang tính toàn cầu mà mọi quốc gia đều phải quan tâm cũng như những thách thức đặc thù của công tác khám, chữa bệnh trong nước, theo các chuyên gia, Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) phải đáp ứng 5 yêu cầu, mục tiêu.

Tránh mặt trái của cơ chế thị trường
Tránh mặt trái của cơ chế thị trường. Nguồn: ITN

Thứ nhất là bảo vệ người bệnh khỏi nguy cơ lạm dụng hoạt động khám, chữa bệnh trong nền kinh tế thị trường. Thứ hai là bảo vệ người thầy thuốc không bị “kéo vào” tiến trình vi phạm y đức - hậu quả trực tiếp, nhãn tiền của thương mại hóa y tế. Thứ ba, rõ ràng, minh bạch và có cơ chế giải trình trách nhiệm của tất cả các bên tham gia hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác khám, chữa bệnh nói riêng. Thứ tư, hình thành cơ chế đánh giá chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh một cách khoa học, khách quan, tránh “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Cuối cùng là tuân thủ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về đảm bảo hệ thống y tế/khám bệnh, chữa bệnh được thiết kế và vận hành trên cơ sở lấy người dân/người bệnh làm trung tâm, thực thi hành động toàn cầu về an toàn bệnh nhân nhằm loại trừ tình trạng sai sót và lạm dụng dịch vụ khám, chữa bệnh trong nền kinh tế thị trường gây tổn thương thêm cho bệnh nhân.

Để đạt được những mục tiêu trên, BS.TS. Trần Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng, Dự thảo cần tập trung điều chỉnh mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh với bên sử dụng dịch vụ; thể hiện được đặc thù của loại hình dịch vụ này so với các loại hình dịch vụ thiết yếu khác như ăn uống, ở, mặc, đi lại, giải trí, học tập, thông tin... Luật sẽ đóng vai trò điều chỉnh để hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường trong chăm sóc y tế (thương mại hóa, lạm dụng dịch vụ, vi phạm các nguyên tắc bảo đảm an toàn người bệnh...).

Theo đó, Dự thảo trước hết cần bổ sung các thuật ngữ thể hiện đầy đủ các chủ thể tham gia dịch vụ khám, chữa bệnh (công, tư, ngoài nhà nước phi vụ lợi), làm rõ sự khác biệt của mỗi chủ thể (về vị thế và trách nhiệm). Đồng thời, phải làm rõ 3 loại hình quan hệ về mặt tài chính giữa chủ thể cung cấp dịch vụ và chủ thể sử dụng dịch vụ gồm: khám, chữa bệnh miễn phí; khám, chữa bệnh có phí nhưng phi vụ lợi (áp dụng với y tế công và y tế ngoài nhà nước phi vụ lợi); kinh doanh khám, chữa bệnh theo nhu cầu của người sử dụng và mục tiêu kinh doanh của người cung cấp dịch vụ.

Điều giải thích từ ngữ trong luật phải định nghĩa rõ ràng khái niệm “phi vụ lợi” trong hoạt động cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, làm cơ sở để bảo đảm sự minh bạch tài chính xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ dự thảo luật cũng như sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.

Sau hơn 11 năm thực hiện, hiện nay cả nước có khoảng 52.000 cơ sở khám, chữa bệnh cả của nhà nước và tư nhân (trong đó có 306 bệnh viện tư nhân và 37.350 phòng khám tư nhân).

Thiếu vắng chủ thể ngoài nhà nước phi vụ lợi

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Dự thảo luật quy định hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện gồm cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước và tư nhân, thiếu vắng chủ thể ngoài nhà nước phi vụ lợi. Trong khi chủ thể này là cấu phần của “kiềng 3 chân” cung cấp dịch vụ y tế trong nền kinh tế thị trường, vận hành về mặt tổ chức và tài chính khác về bản chất với loại hình y tế tư nhân nhưng lại không phải y tế nhà nước.

Các nước có nền kinh tế thị trường đều có luật, chính sách riêng bảo đảm cho nguyên tắc vận hành phi vụ lợi. Bản chất phi vụ lợi thể hiện ở giới hạn tính đúng, tính đủ chi phí vận hành cung cấp dịch vụ và nguyên tắc không sử dụng nguồn nhân lực, vật lực, tài chính có được từ việc cung cấp dịch vụ cho mục tiêu thu lợi cá nhân mà chỉ cho mục tiêu phát triển của loại hình tổ chức nhân đạo vì lợi ích cộng đồng.

Bên cạnh đó, các quy định về chuyên môn kỹ thuật và sai sót chuyên môn kỹ thuật trong dự thảo luật chưa thể hiện rõ và tách bạch giữa cơ chế cơ sở cung cấp dịch vụ tự theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ (nội bộ) với cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng được tiến hành độc lập bởi bên ngoài (khách quan). Cần chuyển từ “đánh giá, xử lý sai sót cá nhân” sang mục tiêu phát hiện vấn đề để cải thiện chất lượng toàn hệ thống.

TS.BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đề xuất, nên bổ sung quyền của người bệnh được khiếu nại đối với những sai sót về chất lượng dịch vụ hay về thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Đây là một trong những quyền của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Vì vậy cần thừa nhận khiếu nại là quyền của người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh và được tiếp cận theo hướng là căn cứ phát sinh tranh chấp trong khám, chữa bệnh chứ không phải là khiếu nại hành chính và được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo.

Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…