Hà Nội: Tôn vinh hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Tối 17.12, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội phối hợp với các Sở Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng TP tổ chức Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2023.

Đây là năm thứ 21 lễ tôn vinh được tổ chức nhằm biểu dương những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2023.

Dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phạm Quý Tiên; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân; Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan; Hơn 500 doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu được biểu dương khen thưởng...

Sự kiện nhằm khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng sự phát triển của Thủ đô song hành đối với sự phát triển doanh nghiệp; tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, hội nhập kinh tế quốc tế. Với ý nghĩa sâu sắc và mục tiêu cụ thể đó, Chương trình là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong quá trình sản xuất kinh doanh và đóng góp an sinh xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô.

Phát biếu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội Mạc Quốc Anh cho biết: Từ khi vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” năm 1010, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Trong tiến trình đó, ngày 10.10.1954 đánh dấu thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của thủ đô và đất nước. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã như làn gió mùa xuân, đem lại sự hồi sinh cho nền kinh tế, đặc biệt việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là khởi nguồn cho sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới, trong đó có vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần không nhỏ. Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2023 được tổ chức nhằm tôn vinh khen thưởng kịp thời doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu và phát huy thành công đã đạt được trong năm.

Cũng tại lễ tôn vinh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá cao sự đóng góp của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô. Phó Chủ tịch cho rằng, đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, đồng thời có vai trò lớn trong việc góp ý xây dựng cơ chế chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trong tình hình mới của thành phố. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp và doanh nhân đã thể hiện vai trò và đóng góp quan trọng trong thúc đẩy sự chuyển mình và cất cánh của nền kinh tế TP. Trong những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với hơn 373.000 doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch cũng cho biết, thời gian qua, TP. Hà Nội luôn quan tâm hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp; kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và nền hành chính công hiện đại. Thành phố luôn kiên định, kiên trì thực hiện mục tiêu “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, “đồng hành cùng doanh nghiệp” và “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của kinh tế Thủ đô”. Trong thời gian tới, chính quyền TP cam kết tiếp tục đồng hành mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa cùng các doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô với phương châm "thành công của các nhà đầu tư, doanh nghiệp chính là sự thành công của Chính quyền TP".

TP cũng mong muốn và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; Chủ động bắt nhịp các chuẩn mực của khu vực và quốc tế; Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của khu vực và các nước tiên tiến, đưa các sản phẩm tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại lễ tôn vinh, ngoài huân chương lao động, bằng khen của thủ tướng chính phủ được trao cho các tập thể, cá nhân, có 41 tập thể và 34 cá nhân được khen thưởng cấp thành phố; 20 tập thể và 9 cá nhân nhận bằng khen của Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam.

Trên đường phát triển

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.