Hà Nội tiếp tục tuyển sinh lớp 10 hệ song bằng tú tài

Ngày 4.6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố vừa ban hành quyết định kéo dài đề án đào tạo song bằng tú tài đến hết năm học 2026-2027.

Theo đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định kéo dài đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-Level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam từ năm học 2023-2024 đến hết năm học 2026-2027.

UBND TP Hà Nội giao Sở GD-ĐT có trách nhiệm xây dựng đề án tiếp tục thực hiện đề án này và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định. Đồng thời, xây dựng mức học phí đối với học sinh hệ song bằng được tuyển sinh theo đề án thí điểm, báo cáo UBND TP trình HĐND TP xem xét, quyết định theo đúng quy định pháp luật và thẩm quyền.

Hà Nội tiếp tục tuyển sinh lớp 10 hệ song bằng tú tài -0
Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ tiếp tục đào tạo hệ song bằng tú tài

UBND TP Hà Nội cũng giao Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan đánh giá, tổng kết mô hình thí điểm, tham mưu đề xuất mô hình phù hợp để phát triển giáo dục Thủ đô tiệm cận nền giáo dục của khu vực và quốc tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Từ năm 2017-2018, ngành GD-ĐT Hà Nội triển khai thí điểm đào tạo chương trình song bằng THPT quốc gia Việt Nam và A-level của Anh quốc tại Trường THPT Chu Văn An.

Trong năm học 2018 - 2019, TP Hà Nội tiếp tục có 6 trường THCS và 1 trường THPT công lập triển khai chương trình song bằng, đó là: THPT chuyên Hà Nội Amsterdam (ở cả hai khối THCS và THPT), 6 trường THCS: Chu Văn An - Tây Hồ, Trưng Vương, Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm), Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nghĩa Tân.

Tại hội nghị tổng kết giai đoạn triển khai thí điểm chương trình được Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức vào tháng 1, các nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh đã có nhiều phản hồi tích cực về kết quả của chương trình này.

Học sinh tham gia Đề án được đánh giá cao về mặt bằng chung kiến thức, Tiếng Anh vượt trội, có năng lực tư duy và kỹ năng tốt, đáp ứng các yêu cầu của chương trình quốc tế Cambridge.

100% học sinh các khóa học của Đề án đã và đang theo học đều có kết quả học lực Giỏi và hạnh kiểm tốt. Tham gia các kỳ thi, học sinh của Đề án chiếm tỷ lệ cao đạt được điểm A* và A, cao hơn tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, học sinh đều có kỹ năng xã hội tốt, năng động và thành thạo ngoại ngữ, tin học; 100% học sinh hệ song bằng khóa I, II, III đã tốt nghiệp THPT theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng và nhận học bổng từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.

Công tác đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên dạy chương trình tích hợp của Đề án qua 5 năm triển khai thực hiện đã dần đáp ứng yêu triển khai Đề án trong các năm học tiếp theo.

Trên cơ sở kết quả đạt được cộng nguyện vọng của cán bộ, giáo viên các nhà trường và phụ huynh học sinh, học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã đề xuất UBND TP kéo dài đề án đang triển khai tại 2 trường THPT là chuyên Hà Nội - Amsterdam và Chu Văn An.

Dự kiến, năm học 2023 - 2024, chỉ tiêu tuyển sinh hệ song bằng của 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An vẫn giữ nguyên như năm học trước, mỗi trường tuyển 50 chỉ tiêu.

Tuyển sinh

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...