Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.

Sáng 14.11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng TTĐT các bộ, ngành, địa phương năm 2024.

Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, sự kiện này không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ trên môi trường mạng mà còn khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của các địa phương trong việc chuyển đổi số và cải cách hành chính một vấn đề trọng yếu của các địa phương hiện nay.

t1-5826.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu chào mừng hội nghị. Ảnh: H.Minh

Theo Phó Chủ tịch Hà Minh Hải, để phát triển xanh, bền vững, bao trùm, bên cạnh việc phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại kết nối thông suốt, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thì việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là cải cách hành chính, chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực là giải pháp đột phá quan trọng mà thành phố Hà Nội đang thực hiện.

Ngày 30.12.2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2030 "Xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới…".

Với quan điểm và mục tiêu như vậy, thành phố Hà Nội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, tổ chức triển khai và bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực thể hiện ở một số kết quả.

Cụ thể, về cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, Hà Nội đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.

Bên cạnh đó, đầu tư phát triển hạ tầng số, các hệ thống nền tảng quan trọng, các Ứng dụng công nghệ số như: xây dựng hệ thống thông tin báo cáo số, ký số toàn hệ thống 3 cấp của tp, xây dựng phòng họp thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thành phố được triển khai đồng bộ toàn Thành phố

Các Ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, phát triển xã hội số được Thành phố chỉ đạo triển khai quyết liệt, đặc biệt là Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) là nơi người dân, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với các cấp chính quyền Thành phố trên môi trường số nhanh chóng, kịp thời theo thời gian thực

Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố - quản lý khám chữa bệnh đã được kết nối với 651 cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; đã có 3,5 triệu sổ sức khỏe của người dân Thủ đô được sẵn sàng hiển thị trên ứng d ụng VneID).

Hà Nội cũng triển khai ứng dụng "Thẻ vé giao thông Hà Nội" sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) được triển khai thử nghiệm cho vận tải hành khách công cộng; triển khai thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt, nhằm tạo sự minh bạch trong công tác thu phí trông giữ phương tiện, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Kết quả chuyển đổi số của Hà Nội đã bước đầu được ghi nhận, với chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá tăng 19 bậc (từ năm 2020 đến năm 2022). Hà Nội xếp thứ nhất Bảng xếp hạng chung về chỉ số công nghiệp CNTT. Hà Nội đứng thứ 2 trong 7 năm liên tiếp về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam.

Còn theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023, Hà Nội đứng thứ nhất về chỉ số Quản trị điện tử.

Để tiếp tục chuyển đổi số, Hà Nội đề ra phương châm hành động "1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu":

Theo đó, mục tiêu là: Phát triển thủ đô Hà Nội: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, xanh thông minh; thanh bình, thịnh vượng, Thành phố kết nối toàn cầu; với các giá trị cốt lõi "Chính quyền phục vụ - Doanh nghiệp cống hiến - Xã hội niềm tin - Người dân hạnh phúc".

Ba nguyên tắc là: Thượng tôn pháp luật - Luôn luôn lắng nghe - Thái độ phục vụ

Sáu phấn đấu là: Nhận thức đầy đủ - Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh - Hành động quyết liệt - Kết quả sản phẩm thực chất.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hà Minh Hải, Hà Nội quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn đến 2050 như Nghị quyết 15/2022 của Bộ Chính trị đã định hướng: "Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước".

Địa phương

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Địa phương

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sáng 14.11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22.10.2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị.

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội

Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học, đóng góp cho TP. Hà Nội những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm, kết thúc theo dõi, chỉ đạo 19 vụ án, vụ việc diện theo dõi, chỉ đạo (trong đó có 8 vụ giao cho Tòa án nhân dân thành phố, 11/15 vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo).

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Địa phương

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội
Địa phương

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội

Phát biểu tham luận tại Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô sửa đổi, TS. Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15, ban hành ngày 28.6.2024 đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô.

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên
Trên đường phát triển

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Địa phương

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhằm tập trung cao độ và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian còn lại của năm 2024.

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo
Địa phương

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành vừa làm việc với UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại về công tác hưởng ứng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”.

Tín dụng chính sách đã góp phần thay đổi Lục Yên
Địa phương

Lục Yên khôi phục sản xuất sau thiên tai

Lục Yên, Yên Bái đã bước qua những ngày kinh hoàng của bão số 3 (bão Yagi). Cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt nhịp lại với đời sống thường nhật. Với sự trợ giúp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào cả nước, đặc biệt là dòng vốn tín dụng chính sách; bà con đang tích cực khôi phục sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả và mở mang nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá quý… quyết tâm không để cái nghèo quay trở lại.

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Hà Nội
Địa phương

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất. Thành phố cũng đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển bền vững.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra công văn yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng tốc tiến độ thực hiện các dự án, với trọng tâm là hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2024. Tỉnh dự kiến sẽ khởi công 10 dự án trong hai tháng cuối năm.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.