Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ

Phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU của  Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP. Hà Nội, Bí thư Thành uỷ  Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, hội nghị là dịp để trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp ủy, tổ chức đảng về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc...

Tạo bước chuyển sâu sắc, mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương

Bí thư Thành ủy đánh giá, Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đã được xây dựng kỹ lưỡng, công phu, bài bản, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn, các yêu cầu nhiệm vụ và được đưa ra thảo luận, bàn bạc, xin ý kiến tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố. Qua đó thể hiện quyết tâm rất cao trong việc tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc 

Hà Nội: Lần đầu tiên đưa ra khung nhận diện một số biểu hiện trong việc vi phạm kỷ cương, kỷ luật -0
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị Ảnh: VA

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, các cấp từ Thành phố đến cơ sở tiếp tục nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung của Chỉ thị. Nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động, quyết tâm của toàn Đảng bộ, các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn thành phố. Xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, coi đây là cơ sở quan trọng để các cấp, ngành tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai ở địa phương, đơn vị cho các đồng chí cán bộ, đảng viên chưa được dự Hội nghị. Các đồng chí trong cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp thực hiện việc quán triệt tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phổ biến, nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền phù hợp với đối tượng cán bộ, đảng viên thiết thực, tránh hình thức.

Về tổ chức thực hiện, Bí thư Thành ủy cho rằng, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, có tính quyết định việc đưa các nội dung của Chỉ thị và nhiệm vụ giải pháp trong Kế hoạch thực sự đi vào cuộc sống đạt hiệu quả, chất lượng. Là thước đo năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể cấp ủy, của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị. Do đó, cần được các cấp, ngành xác định rõ vị trí, tầm quan trọng, phát huy dân chủ, bàn bạc kỹ lưỡng, đầu tư “trí, lực” và quyết tâm chính trị tương xứng, thể hiện quyết tâm chính trị tương xứng, tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Ngoài ra, các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu tiếp tục nâng cao nhận thức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, bảo đảm biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức viên chức có năng lực, phẩm chất tốt, gương mẫu, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy bên trong của cơ quan, đơn vị, địa phương tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. 

Thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Hà Nội là địa phương đầu tiên đưa ra khung nhận diện một số biểu hiện trong việc vi phạm kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc, điều đó thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thành phố.

Để khắc phục những hạn chế tồn tại Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc đã được ban hành, chỉ ra 6 nhóm nhiệm vụ và yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở, toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố tập trung thực hiện.

Hà Nội: Lần đầu tiên đưa ra khung nhận diện một số biểu hiện trong việc vi phạm kỷ cương, kỷ luật -0
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến truyền đạt Chỉ thị số 24-CT/TU. Ảnh: VA

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị thành phố.

Thứ hai, yêu cầu các cấp, các ngành phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, bảo đảm vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm gắn với quy trình hóa, cá thể hoá, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phân công và thực thi nhiệm vụ, trong từng khâu của quy trình xử lý công việc.

Thứ ba, rà soát tổng thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cấp, ngành, đơn vị theo nguyên tắc là toàn bộ các nội dung phải được quản lý đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, một việc giao một đơn vị chủ trì, tránh chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, phù hợp với thực tiễn, đúng quy định hiện hành của Trung ương và thành phố. 

Hà Nội: Lần đầu tiên đưa ra khung nhận diện một số biểu hiện trong việc vi phạm kỷ cương, kỷ luật -0
Hà Nội là địa phương đầu tiên đưa ra khung nhận diện một số biểu hiện trong việc vi phạm kỷ cương, kỷ luật 

Thứ tư, về công tác cán bộ, yêu cầu phải kiên quyết, kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để địa phương, đơn vị phát triển không tương xứng với tiềm năng, vị thế, đầu tư của thành phố, mất đoàn kết nội bộ, tín nhiệm thấp, dư luận cán bộ, đảng viên và đơn thư phản ánh tiêu cực, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu.

Thứ năm, phải tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, nhất là kiểm tra đột xuất về thực hiện các thủ tục hành chính, về chấp hành các quy định, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan. 

Thứ sáu, phát động phong trào thi đua về nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định, quy chế, kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị; đưa kết quả thực hiện Chỉ thị này thành một trong những tiêu chí quan trọng để kiểm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương…

Hoạt động chính quyền

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Địa phương

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định tại khoản 3, Điều 178, Luật Đất đai.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng)
Hoạt động chính quyền

Đánh giá trung thực làm cơ sở đề ra chỉ tiêu sát thực tế

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần tăng cường làm việc, trao đổi trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá thẳng thắn, trung thực việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), làm cơ sở đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 sát tình hình của đơn vị, địa phương...

Đoàn công tác tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Tiếp đoàn có Thống đốc Kazuhiko Oigawa và các thành viên tỉnh Ibaraki.

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản
Xã hội

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản

Đoàn sẽ tập trung vào thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước tại các dự án khai thác quỹ đất và các dự án được Nhà nước giao đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác quỹ đất trên địa bàn các huyện Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.