Khánh Hòa

Kiểm tra công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước chuẩn bị ứng phó mưa lũ năm 2024

Để chuẩn bị ứng phó mưa lũ năm 2024, sáng nay, 17.10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng cùng thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã kiểm tra thực tế công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Tham gia đoàn làm việc còn có lãnh đạo UBND huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Khánh Hòa.

mg-8383-20241017130323-8323.jpg
Đoàn công tác kiểm tra tại hồ Hoa Sơn. Ảnh: H.Đ

Theo đó, Đoàn đã kiểm tra thực tế tại hồ chứa nước Hoa Sơn (huyện Vạn Ninh); hồ chứa nước Đá Bàn (thị xã Ninh Hòa) và một số khu vực bị sạt lở của bờ tả sông Cái, đoạn qua thôn Xuân Hòa 1, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, tổng dung tích trữ nước các hồ trên địa bàn là 72 triệu m3, đạt 29% so với tổng dung tích thiết kế, thấp hơn cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hồ Hoa Sơn dung tích đạt 34%, hồ Đá Bàn đạt 27%.

Qua kiểm tra, các đơn vị quản lý hồ chứa đã cơ bản thực hiện đúng quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; xây dựng phương án phòng chống thiên tai, ứng phó với sự cố mất an toàn đập...

mg-8461-20241017130323-5631.jpg
Đoàn kiểm tra việc bảo đảm an toàn tại hồ chứa nước Đá Bàn. Ảnh: H.Đ

Đối với việc khắc phục sạt lở bờ sông Cái, thị xã Ninh Hòa kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình Kè bờ tả sông Cái, đoạn quan thôn Xuân Hòa 1, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa.

Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng đánh giá cao công tác chủ động các phương án của địa phương, đơn vị trước mùa mưa bão.

mg-8480-20241017130323-7888.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng trao đổi với lãnh đạo thị xã Ninh Hòa về việc khắc phục sạt lở kè sông Cái tại xã Ninh Phụng. Ảnh: H.Đ

Đồng thời, đề nghị đơn vị quản lý hồ chứa thực hiện nghiêm các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Chuẩn bị tốt nhân lực, thiết bị theo phương án ứng phó thiên tai đã được phê duyệt. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn công trình. Khẩn trương rà soát các tuyến thoát lũ vùng hạ du các hồ chứa nước, nhất là các khu vực, vị trí có tuyến cao tốc đi qua.

Đối với các đơn vị công an, quân sự cần chủ động huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp với địa phương triển khai công tác ứng phó thiên tai. Các cơ quan, đơn vị truyền thông thường xuyên thông tin về diễn biến thời tiết, kịp thời tuyên truyền, cảnh báo tình hình mưa lũ để người dân chủ động phòng, tránh.

Về vấn đề sạt lở bờ sông Cái thị xã Ninh Hòa, trước mắt địa phương cần gia cố các vị trí xung yếu để bảo đảm an toàn cho người dân. Tiếp tục thực hiện các trình tự về thủ tục, hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư công trình Kè bờ tả sông Cái, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình
Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình

Nhờ các giải pháp quyết liệt và sự điều hành linh hoạt của Đảng bộ cùng chính quyền tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11,72% - mức cao nhất trong 10 năm qua, tỉnh tiếp tục khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới
Địa phương

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới

Hơn một thập kỷ qua, người dân xứ trà Thái Nguyên được chứng kiến sự trỗi dậy thần tốc của thành phố Phổ Yên, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội và Thủ đô gió ngàn. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thi loại II vào năm 2025 và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030, thành phố Phổ Yên huy động các nguồn lực tập trung phát triển hạ tầng theo quy hoạch. Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025
Địa phương

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025

Năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII, là năm Đảng bộ thành phố tập trung lãnh đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống
Địa phương

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống

Ngày 12/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 634/QĐ-TTg công nhận huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Với một sức sống mới, một tầm cao mới và bước phát triển khá mạnh mẽ, diện mạo nông thôn Cù Lao Dung đã chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên đáng kể.

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024
Địa phương

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Năm 2024, TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) chú trọng vào lĩnh vực chuyển đổi số, cải thiện chỉ số cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội thành phố chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo
Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo

Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ lên “miền Tây Bắc xa xôi” nhưng ngày một gần nhờ những thay đổi của Đất Nước. Thuật ngữ khảo cổ học “Văn Hóa Hòa Bình” được thế giới công nhận như một trong những “cái nôi” của loài người thời tiền sử (cách đây từ 18.000 năm đến 7.500 năm thuộc thời kỳ đồ đá cũ). Rồi với những “bộ sử thi” hoành tráng của cộng đồng cư dân “Xứ Mường” góp vào quá trình “Đẻ Đất Đẻ Nước” sinh thành cộng đồng Dân tộc Việt Nam để phát triển Văn hóa của tỉnh Hòa Bình thời hiện đại.

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá
Địa phương

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá

Với sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy, điều hành linh hoạt, quyết liệt của chính quyền và sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, năm 2024, các chỉ tiêu của huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Chủ tịch UBND huyện Phú Lương Nguyễn Hoàng Mác đã trao đổi về những thành quả nói trên.

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân
Địa phương

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, Mường Ảng đã khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới
Trên đường phát triển

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới

Trở lại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) vào những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự hồi sinh nhanh chóng, mạnh mẽ tại những khu tái định cư nơi đây.