Hà Tĩnh đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình khắc phục hậu quả thiên tai

Trong tổng số 7 dự án sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cấp cho Hà Tĩnh để khắc phục hậu quả thiên tai, đến nay mới chỉ có 5 dự án triển khai nhưng khối lượng đạt được đang rất thấp, còn 2 dự án đang lựa chọn nhà thầu.

Ngày 7.10, thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa ban hành văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023.

Năm 2023, Hà Tĩnh là một trong các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai bão lũ. Để khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Trung ương hỗ trợ nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp các công trình.

Trước tình hình cấp bách, Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ 150 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cấp cho Hà Tĩnh để khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở.

Khi nhận được nguồn hỗ trợ, UBND tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên đôn đốc, giao trách nhiệm cho các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các sở, ngành cũng đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện.

anh-1-mot-goc-thanh-pho-ha-tinh-5878.jpg
Hình ảnh đập Tắt (xã Hòa Hải, huyện Hương Khê) bị vỡ thân đập vào tháng 10.2023 nhưng đến thời điểm ngày 26.9.2024, dự án khắc phục, sửa chữa đập này chỉ mới đạt 35% giá trị xây lắp

Tuy vậy, theo số liệu của UBND tỉnh Hà Tĩnh đến tháng 9.2024, mới có 5 dự án triển khai thi công, 1 dự án đang đánh giá hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu xây lắp và tư vấn giám sát và 1 dự án đang lập hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu xây lắp và tư vấn giám sát.

Hiện đang là mùa mưa bão, thời gian từ nay đến hết năm 2024 chỉ còn khoảng 3 tháng, để kịp thời giải ngân nguồn vốn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các Chủ đầu tư tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 5326/UBND-NL1 ngày 6.9.2024 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023. Trong đó lưu ý việc lập, phê duyệt phương án phòng chống thiên tai, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để đảm bảo an toàn cho công trình khi có thiên tai xảy ra. Tổ chức lập, phê duyệt tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục gửi Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Giao thông Vận tải để phối hợp chỉ đạo, đôn đốc.

Chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung tối đa nhân lực, thiết bị, vật tư, vật liệu làm tăng ca, tăng kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là đối với các công trình: Khắc phục sạt lở kênh thượng lưu cống Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh; Khắc phục sạt lở bờ sông Ngàn Phố, đoạn qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ; Khắc phục sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua thôn 5 và thôn 2, xã Hà Linh, huyện Hương Khê cần xây dựng kế hoạch chi tiết theo ngày để chỉ đạo thực hiện.

anh-3-9599.png
Hà Tĩnh ban hành văn bản đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023

“Trong mọi trường hợp, Chủ tịch UBND các huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Cẩm Xuyên và thị xã Hồng Lĩnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ, chất lượng công trình và phải giải ngân nguồn vốn trung ương hỗ trợ trước ngày 31.12.2024”, văn bản nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng yêu cầu định kỳ 1 tuần/lần báo cáo tiến độ thực hiện các dự án về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong báo cáo tình hình triển khai thực hiện, cung cấp hồ sơ các dự án theo yêu cầu.

Cùng với đó, đối với các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các Chủ đầu tư triển khai thực hiện các Dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo thẩm quyền.

Hoạt động chính quyền

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Địa phương

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành chỉ thị về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất giải quyết công việc của đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ tồn đọng.

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
Hoạt động chính quyền

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30.12.2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị T.Ư xem xét, giao bổ sung biên chế cho khối Đảng, đoàn thể thành phố để thực hiện đúng chỉ tiêu tinh giản 5% công chức, 10% viên chức theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Sản xuất vi mạch xuất khẩu tại Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Thu hút dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm
Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc rà soát các khu đất trống để khai thác bãi đậu xe tạm tại những khu đô thị trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, UBND TP. Nha Trang và Sở GTVT đã đề xuất lấy 22 khu đất trống để làm bãi đậu xe tạm có thời hạn.

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân
Hoạt động chính quyền

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân

Đánh giá về việc giải quyết, xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, tại hội nghị thứ 17 của Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã đánh giá, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị đã từng bước được quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Chậm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Hoạt động chính quyền

Chậm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn vừa ký văn bản, giao các sở ngành, các huyện khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng bộ với chuyển mục đích sử dụng rừng tại dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1.

 Sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút khỏi Làng Nủ
Hoạt động chính quyền

Sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút khỏi Làng Nủ

Ngày 24.9, sau 14 ngày tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, gần 400 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2 và biên phòng sẽ rút khỏi Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Việc tìm kiếm người mất tích vẫn sẽ tiếp tục và được các lực lượng địa phương tiến hành.

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao… Đến năm 2050, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án khắc phục trượt sạt các tuyến đường. Đặc biệt, triển khai nhanh bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.