Hà Nội lại "nóng" giữ hay bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10

Khi kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội chỉ còn gần 3 tháng nữa diễn ra thì việc có thi môn thứ 4 hay không lại tái diễn tranh cãi trong học sinh và phụ huynh thủ đô.

Phụ huynh, học sinh mong bỏ môn thi thứ 4

Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội có khoảng gần 100.000 thí sinh dự thi, nhưng các trường công lập chỉ đáp ứng được hơn 60%. Áp lực lớn  nên việc thi nhiều môn sẽ càng khiến học sinh, phụ huynh căng thẳng. Vì thế bỏ môn thứ 4 trong kỳ thi này đang là đề xuất của nhiều phụ huynh, học sinh.

Chị Phạm Thị Hải, phụ huynh Nguyễn Đức Minh, Trường THCS Mễ Trì (Hà Nội) cho biết, với mong muốn được vào trường công lập nên con học thêm hầu như kín lịch hết tuần, chỉ nghỉ 1 buổi vào tối thứ 5. "Chỉ mới tập trung ôn thi 3 Toán, Văn và tiếng Anh mà con đã phải học đến tận 12 giờ đêm, vì vậy nên tôi mong muốn bỏ thi môn thứ 4 đi để giảm áp lực cho các con", chị Hải trăn trở. 

Thực tế hiện nay, học sinh cuối cấp tại Hà Nội đang phải học 6 buổi học tại trường, các tiết học bổ trợ buổi chiều, nhiều em chưa yên tâm lại tiếp tục học gia sư, hoặc đi học thêm rồi tự học đến 12 đêm. Tổng cộng với 20 ca học thêm các môn Toán, Văn,  Tiếng  Anh mỗi tuần khiến cho các em thực sự chịu nhiều áp lực.

Chưa kể, hiện nay vẫn chưa biết có bỏ hay thi môn thi thứ 4, thời điểm này, nhiều học sinh vẫn cố gắng học đều tất cả các môn. Em Hoàng Anh, THCS Đống Đa tỏ ra lo lắng vì em học kém nhất môn Lý và Hóa học, nên nếu môn thi thứ 4 rơi vào các môn này thì em phải dành nhiều thời gian hơn để củng cố kiến thức. "Áp lực chồng chất áp lực, nếu được em mong muốn chỉ thi 3 môn", Hoàng Anh chia sẻ.

Hà Nội lại
Ảnh minh họa: Internet

Cần công bố quyết định về môn thi thứ 4 sớm

Năm 2022 với hơn 94% ý kiến đồng ý bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 từ các trường THPT và phòng Giáo dục và Đào tạo của thành phố nên Hà Nội đã bỏ môn thi này. Năm nay,  khi lớp 10 đã triển khai theo chương trình mới với việc học sinh được chọn tổ hợp môn thì nhiều ý kiến cho rằng việc thi môn thứ 4 càng không cần thiết.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng, năm học 2023-2024 Hà Nội nên bỏ môn thứ 4 vào 10 vì chương trình mới được thực hiện từ năm 2022-2023. Đây là giai đoạn đinh hướng nghề nghiệp cho học sinh, học sinh chỉ lựa chọn 1 số môn học trong 6 môn sẽ lựa chọn là môn thứ 4 nên có lẽ đã đến lúc không cần thiết phải thi môn thứ 4, chỉ cần tổ chức 3 môn Toán, Văn, Ngoại Ngữ.

Tuy nhiên, phản bác lại quan điểm lớp 10 chọn môn nên không cần thi môn thứ 4, nhiều ý kiến cho rằng, theo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới từ lớp 1 đến lớp 9 học sinh phải được học và đánh giá toàn diện trước khi chuyển sang định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Vì thế, việc các em phải học đều và nắm vững kiến thức tất cả các môn là cần thiết. Và việc có hay không thi môn thứ 4 thì các em vẫn phải đảm bảo kiến thức các môn học này.

Cô giáo Đinh Thị Mai Phương, Trường THCS Yên Nghĩa, Hà Nội cho rằng, khi chỉ thi 3 môn thì các môn học còn lại, các con không học rồi dễn ra tình trạng các con học lệch nhiều. Vì thế, để hài hòa giữa áp lực của học sinh khi phải thi 4 môn với mục tiêu của chương trình mới thì cô Phương đề xuất, cần thay đổi tư duy trong cách ra đề kỳ thi vào lớp 10. Theo đó đề của môn thứ 4 chỉ nên mang tính chất cơ bản để đa số học sinh làm tốt môn này, thậm chí còn là môn giúp thí sinh gỡ điểm.

Thầy Đinh Đức Hiền, Hệ thống giáo dục Học mãi cũng cho rằng, nếu môn thi thứ 4 chỉ kiểm tra ở mức căn bản thì học sinh hoàn toàn có thể làm được, nên phụ huynh không nên quá lo lắng, vô hình tạo áp lực cho các con. 

Được biết, mới đây, UBND TP Hà Nội đã tiến hành khảo sát trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử  thành phố lấy ý kiến về việc nên thi 3 môn hay 4 môn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023. Theo đó, phiếu khảo sát đưa ra 3 phương án khảo sát gồm: Thi 3 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ); thi 4 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ 4 bằng hình thức bốc thăm) và ý kiến khác.

Đến thời điểm này, dù là phương án nào thì điều mà học sinh và phụ huynh mong mỏi hơn cả là UBND TP Hà Nội sớm có phương án chính thức thi lớp 10 để các em học sinh sớm ổn định tâm lý, sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới.

Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...