Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 113 nghìn lao động

Tổng hợp của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội cho thấy, 6 tháng đầu năm, thành phố đã giải quyết việc làm cho 113.418 lao động, đạt 70% kế hoạch giao trong năm (kế hoạch năm 2023 là giải quyết việc làm cho 162.000 lao động).

Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 113 nghìn lao động
Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 113 nghìn lao động

Đây là kết quả của việc áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp tạo việc làm mới cho người lao động, bao gồm phối hợp, gắn kết với doanh nghiệp đã và đang được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh triển khai theo nhiều hình thức; học sinh, sinh viên, học viên được hỗ trợ giải quyết việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, góp phần quan trọng trong việc cung ứng nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm.

Cụ thể, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức 124 phiên giao dịch việc làm với 3.635 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Tổng số nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh là 60.034 người; tổng số lao động được phỏng vấn là 25.092 lao động; số lao động được tuyển dụng tại phiên là 8.805 lao động. Trong đó, có 1 phiên lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật, 4 phiên online kết nối với các tỉnh.

Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 113 nghìn lao động -0
6 tháng đầu năm, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 113.418 lao động

Tuy nhiên, số lao động được tạo việc làm mới trong 6 tháng đầu năm 2023 có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (giảm 4,5%). Đó là do sự tác động từ tình hình an ninh chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn, giá nguyên liệu, nhiên liệu, khí đốt tăng cao, lãi suất vay vốn trong nước cao… dẫn đến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng ở các thị trường lớn. Thực trạng thiếu đơn hàng xảy ra trên diện rộng và có thể kéo dài sang năm 2024, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ...

Việc cắt giảm nhân công cũng là giải pháp duy trì của một số doanh nghiệp hiện nay. Hơn nữa, theo báo cáo của Cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố, số doanh nghiệp đăng ký giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 22% số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động...

Ngoài ra, nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn cho vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thêm vào đó, tại một số địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, việc làm còn thiếu về số lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm nên công tác tuyên truyền về dạy nghề, giới thiệu việc làm chưa được tăng cường, dẫn đến việc thu hút lao động tham gia học nghề chưa cao, giải quyết việc làm chưa thực sự ổn định. Chính những nguyên nhân đó dẫn đến giảm số việc làm mới trong các tháng đầu năm 2023.

Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 113 nghìn lao động -0
Hà Nội đã tổ chức 124 phiên giao dịch việc làm

Nhằm hoàn thành tốt và phấn đấu vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm, từ nay đến cuối năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch thu thập thông tin thị trường lao động năm 2023. Cùng với đó, Sở sẽ chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về nhu cầu tìm việc, học nghề, xuất khẩu lao động của người lao động qua các hình thức và tăng cường định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm.

Đời sống

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành. Ảnh: NPC
Đời sống

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy
Đời sống

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy

Ngày 4.11, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã trao 500 phần quà đến người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ tại thôn Thượng Giang, thị trấn Kiến Giang; thôn Tân Lệ, xã An Thủy và xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị
Đời sống

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị


Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) giảm còn 69 cơ quan báo chí, bao gồm 1 báo và 68 tạp chí, trong đó có 27 tạp chí được tính điểm học hàm, học vị, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường VUSTA thông tin.

Nghề truyền thống mang lại thu nhập cho nhiều lao động dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Đời sống

Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn…

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh
Xã hội

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Eximbank đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho chương trình "Ngành ngân hàng Thành phố chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh". Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa 75 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có nơi ở an toàn và ổn định.