Hà Nội đề nghị trường ĐH Giao thông Vận tải hỗ trợ về mặt khoa học

Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức tọa đàm “Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy định hướng một số nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp thành phố năm 2023 và những năm tiếp theo cho lĩnh vực giao thông vận tải”.

Đây là chương trình có ý nghĩa đặc biệt để kỷ niệm hợp tác về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa các bên từ năm 2019.

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với ứng dụng sản phẩm vào thực tế -0
Các đại biểu tham dự toạ đàm

Hà Nội cần hỗ trợ về mặt khoa học từ Trường ĐH Giao thông Vận tải

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội đặt vấn đề, các đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố sắp tới sẽ đặt hàng dựa trên căn cứ thực tiễn, nhu cầu phát triển của thành phố. Ngay từ khi xây dựng đề cương thực hiện, cần làm rõ địa chỉ ứng dụng, đơn vị quản lý nhà nước nào sẽ phối hợp hỗ trợ ứng dụng.

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với ứng dụng sản phẩm vào thực tế -0
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội phát biểu tại toạ đàm

Theo ông Sơn, Trường Đại học Giao thông Vận tải là đối tác chiến lược, cung cấp các nhà khoa học có năng lực, uy tín, thực hiện các đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố từ năm 2018. Cho đến năm 2019, trường và Sở đã thực hiện kí kết hợp tác, phía trường đề xuất giải pháp, góp ý xây dựng các cơ chế chính sách, phản biện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và cùng phối hợp ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tiễn Hà Nội.

“Các đề xuất triển khai đến năm 2030 cần có sự hỗ trợ về mặt khoa học từ Trường Đại học Giao thông Vận tải để các đề xuất có tính khả thi, phù hợp với nhu cầu cấp bách của thành phố. Thay vì đề xuất từ phía các Cơ quan Quản lý Nhà nước sẽ mang tính chủ quan, sắp đặt, chưa đủ hàm lượng khoa học”, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội nói.

Đại diện phía Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở phát biểu, Trường Đại học Giao thông Vận tải là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có bề dày lịch sử, truyền thống. Hàng năm, trường cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong các Sở ban ngành tại thành phố.

Theo ông Thường, những năm vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kết hợp cùng trường thực hiện nhiều dự án giao thông trọng điểm của thành phố như kiểm định công trình cầu lớn, kiểm định, duy tu và sửa chữa nhiều tuyến đường huyết mạch, tổ chức giao thông tại các nút giao thông đặc biệt…

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với ứng dụng sản phẩm vào thực tế -0
Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội

Ông Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh, nhận thấy vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học trong ngành giao thông vận tải, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong cơ chế chính sách, do đó Sở Giao thông Vận tải Hà Nội mong muốn trong thời gian tới được sự quan tâm từ Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội trong việc chú trọng nguồn lực cho nghiên cứu khoa học trong giao thông vận tải.

Đồng thời, kết hợp với các nhà khoa học uy tín, nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm từ Trường Đại học Giao thông Vận tải, các sản phẩm khoa học sẽ có tính ứng dụng cao và giải quyết được các vấn đề nhức nhối, cấp bách còn tồn tại trong ngành giao thông vận tải của Hà Nội.

Chia sẻ tại toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải khẳng định, nhà trường là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong ngành giao thông vận tải.

Hiện nay, Trường Đại học Giao thông Vận tải đang đặt cơ sở tại địa bàn TP Hà Nội, vì vậy phía trường nhận thấy cần có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển chung của toàn thành phố.

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với ứng dụng sản phẩm vào thực tế -0
PGS.TS Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải phát biểu

PGS Long cho biết, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã thực hiện tổng số 7 đề tài cấp thành phố thuộc Chương trình 01C-04. Các đề tài đã được nghiệm thu với đánh giá từ Khá đến Xuất sắc. Tuy nhiên, số lượng và kinh phí thực hiện còn khiêm tốn, mang tính “đơn chiếc”, khiến các đề tài chưa mang tính liên tục, các sản phẩm chưa đến được với ứng dụng thực tế, nguồn chất xám đến từ các nhà khoa học vẫn chưa được tận dụng triệt để.

Định hướng trong thời gian tới, Trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ tiếp nhận các vấn đề còn tồn đọng cần được nghiên cứu, xử lý từ phía Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, sau đó chỉnh sửa, góp ý và đề xuất đến Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội để các đề xuất sắp tới đi đúng vào thực tiễn, mang hàm lượng khoa học cao, giải quyết được đúng vấn đề nhức nhối mà lãnh đạo và nhân dân thành phố rất quan tâm.

Cùng với đó, đề xuất với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đặt thêm đầu bài/yêu cầu cho nguồn nhân lực kế cận, để trường làm cơ sở trong đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng và phù hợp với đặc thù Hà Nội.

Thủ tục hành chính là vấn đề bức xúc khi thực hiện đề tài khoa học

Nêu ý kiến tại toạ đàm nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, GS.TS Đỗ Đức Tuấn - Giáo sư Khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, với các nhà khoa học, thủ tục hành chính là vấn đề bức xúc khi thực hiện đề tài khoa học.

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với ứng dụng sản phẩm vào thực tế -0
GS.TS Đỗ Đức Tuấn - Giáo sư Khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải

“Do đặc thù cơ chế chính sách còn chưa ủng hộ các nhà khoa học, việc thực hiện đề tài khoa học công nghệ còn vướng mắc rất nhiều về thủ tục hành chính, khiến các nhà khoa học dễ nhụt chí khi thực hiện. Việc kết hợp với các Sở Ban ngành, cơ quan quản lý nhà nước còn khó khăn khi thực hiện ứng dụng sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tế địa bàn thành phố”, GS Tuấn cho hay.

Ủng hộ ý kiến trên, GS.TS Trần Đức Nhiệm - Giáo sư Khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải đề xuất, các vấn đề cấp bách, các tồn tại mang tính thời sự của thành phố cần có cơ chế riêng của thành phố để thực hiện nghiên cứu một cách gấp rút, nghiêm túc và được liên kết, phối hợp giữa nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước.

Từ đó, vạch ra các giải pháp, cách tiếp cận khác của vấn đề để giải quyết triệt để tồn đọng, thay vì giải quyết mang tính tạm thời, làm hao phí nguồn lực của thành phố.

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với ứng dụng sản phẩm vào thực tế -0
GS.TS Trần Đức Nhiệm - Giáo sư Khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải

GS.TS Phạm Huy Khang - Giáo sư khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, hiện nay, các đề tài khoa học công nghệ đã được nghiệm thu với kết quả rất tốt. Tuy nhiên, chưa có thống kê các sản phẩm khoa học đã hay chưa được ứng dụng vào thành phố.

“Các sản phẩm này được thực hiện thương mại hóa hay chưa, các cơ quan quản lý nhà nước có đề xuất chủ trương hay cơ chế gì để thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ. Điều đó giúp cho nghiên cứu khoa học đi vào đúng thực chất, các nhà khoa học có thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho thành phố, các cơ quan quản lý sử dụng được hiệu quả nguồn ngân sách để giải quyết được bài toán nhức nhối hiện còn tồn tại ở thành phố một cách thỏa đáng nhất”, GS Khang nêu quan điểm.

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với ứng dụng sản phẩm vào thực tế -0
GS.TS Phạm Huy Khang - Giáo sư khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải

Đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với việc ứng dụng sản phẩm vào thực tế

Phát biểu kết luận Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội chia sẻ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải tới đây còn nhiều vấn đề để nghiên cứu thêm cần phải nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia phía Trường Đại học Giao thông Vận tải.

Vì vậy, cần xin ý kiến các nhà khoa học của trường, đưa ra các đề xuất đề phù hợp với điều kiện địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ với những khó khăn của các nhà khoa học trong quá trình chuyển giao công nghệ, vướng mắc về cơ chế trong thủ tục hồ sơ hành chính khi thực hiện đề tài, đồng hành với các nhà khoa học để tháo gỡ từng bước khó khăn.

Định hướng trong thời gian tới, Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội đề xuất chủ trương tách biệt công việc nghiên cứu với việc ứng dụng sản phẩm vào thực tế.

Theo đó, các nhà khoa học từ phía trường chỉ thực hiện hoạt động nghiên cứu, còn việc thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ cần có đơn vị Quản lý nhà nước đứng ra thực hiện, hỗ trợ ứng dụng vào thực tế Hà Nội, tập trung vào các mục tiêu chính như phát triển giao thông tĩnh, quản lý và khai thác không gian ngầm, quy hoạch phát triển nội đô, triển khai Luật Thủ đô,…

Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.