“Hạ nhiệt” đất đai!

"Hạ nhiệt" đất đai chính là giải pháp quyết liệt, căn bản đưa đất đai về đúng giá trị thực và để phát huy nguồn lực vốn quý của quốc gia. Đồng thời, góp phần giải quyết triệt để, kịp thời, công minh khiếu kiện đất đai mà có lúc thường chiếm đến 60-70% liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tranh chấp quyền sử dụng, giải phóng mặt bằng... Đây là vấn đề rất lớn đặt ra cần giải quyết trong đổi mới chính sách pháp luật đất đai.

Biệt thự hàng chục tỉ đồng bỏ hoang nhiều năm ở Hà Nội - Ảnh 3.
Hàng loạt biệt thự bỏ hoang tại Khu đô thị Lideco - Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Nguồn: nld.com.vn

Trong suốt thời gian qua, câu chuyện liên quan đến đất vẫn chưa “hạ nhiệt”. Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện việc quản lý, sử dụng đất đai thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn có những hậu quả “đau lòng”. Quản lý đất đai còn nhiều hạn chế, dẫn đến đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp. Thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi. Hàng loạt cán bộ, lãnh đạo các địa phương, tập đoàn đã bị xử lý hình sự chỉ vì liên quan đến đất, thiếu trách nhiệm đã làm cho một diện tích lớn đất vàng rơi vào tay doanh nghiệp, gây thất thoát tài sản nhà nước. Điều này cho thấy quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn bị buông lỏng.

Nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em vì đất... Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc tại Hội nghị Trung ương 5, Khóa XIII.

Trên diễn đàn Quốc hội, vấn đề tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong sử dụng và quản lý đất đai đã từng nóng lên ở nhiều kỳ họp Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ Ba vừa qua, khi thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) chỉ ra thực tế: tấc đất là tấc vàng. Mỗi m2 đất là tấc vàng nhưng quy hoạch treo vẫn đang diễn ra ở nhiều tỉnh, thành. Tấc vàng lại để lãng phí trong khi người dân không có nhà ở. Đó là do triển khai quy hoạch yếu kém, quy hoạch không phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ ra điều này, đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho rằng, rất cần các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt, có giải pháp khắc phục hữu hiệu, kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án không đủ khả năng hoặc cố tình kéo dài dự án.

Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất đai, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương) đã nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp, đó là hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai. Theo đó, chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

Cùng với đó, quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế đồng bộ, cụ thể để xử lý vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, nhất là liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Để bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, Nghị quyết số 18-NQ/TW cũng quy định rõ, việc thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Tiếp tục thực hiện thí điểm và sớm tổng kết chủ trương tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư để thực hiện trước...

Những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 18-NQ/TW đưa ra rất cụ thể. Điều quan trọng là các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương phải thể chế hóa, triển khai đúng yêu cầu Nghị quyết đã đặt ra. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về đất đai để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực quan trọng này. Làm tốt yêu cầu này sẽ làm giảm thiểu số lượng các vụ khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.