Giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Trong những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Đồng Tháp có nhiều thay đổi, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong đó, hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Quản lý bằng phần mềm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 42.337 người khuyết tật, trong đó có 30.672 người khuyệt tật đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng. Thực hiện các Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31.7.2017; Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 22.1.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21.3.2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp. Với Chương trình mục tiêu trên, Bệnh viện Phục hồi chức năng Đồng Tháp đã triển khai thực hiện cho người khuyết tật tại cộng đồng thuộc Dự án 3 - Dân số và phát triển của Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng thuộc Dự án 3 Dân số và phát triển của Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất nhu cầu giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Y tế cho thấy người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp đạt tỷ lệ 79,89%. Trẻ em, trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi được phát hiện sớm, can thiệp sớm đạt tỷ lệ 66,74%.

Trên địa bàn tỉnh, 12/12 huyện, thành phố, thị xã triển khai quản lý bằng phần mềm quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng của Bộ Y tế cho người khuyết tật. Các đối tượng này khi có nhu cầu được hỗ trợ và trẻ em dưới 6 tuổi được khám và sàng lọc tăng dần theo từng năm.

Giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng -0
Triển khai phần mềm quản lý người khuyết tật năm 2018
Nguồn: ITN

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật

Mục tiêu thực hiện hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Đồng Tháp hướng tới việc tăng cường sự tiếp cận của người khuyết tật đối với các dịch vụ chăm sóc. Cụ thể, 100% các xã triển khai và duy trì phần mềm quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật của Bộ Y tế; 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng; 65% trẻ em dưới 6 tuổi được khám sàng lọc khuyết tật.

Ông Nguyễn Văn Dễ (ấp 5, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ: “Tôi là thương binh hiện bị bệnh tiểu đường nặng, cộng với hậu quả sau tai biến. Mấy năm trở lại đây, Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp với Bệnh viện Phục hồi chức năng Đồng Tháp tổ chức chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật nên tôi đã tham gia. Hàng năm, phía Trung tâm mời chúng tôi lên tập huấn, hướng dẫn các kỹ năng phục hồi và phát tài liệu để tập luyện tại nhà. Qua quá trình tập luyện, tôi thấy sức khỏe của mình cũng có cải thiện, có thể làm những việc mà không cần quá nhiều sức khỏe”.

Cũng giống như ông Dễ, ông Nguyễn Văn Hùng (ấp 5, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, hiện ông đang bị nhiều bệnh như chứng tăng huyết áp, tim mạch, thoái hóa cột sống, tiểu đường tuýp 2; mỗi tháng phải đi xét nghiệm máu 1 lần. Hàng tháng, phía Trung tâm Y tế huyện đều tổ chức thăm khám, phát thuốc và hướng dẫn ông các bài tập vật lý trị liệu tại nhà. Hiện sức khỏe của ông đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Đồng Tháp, Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Sĩ cho biết, việc thực hiện phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng đã giúp hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý người khuyết tật tại cộng đồng. Chương trình đã hỗ trợ dụng cụ trợ giúp như nạng, xe lăn..., làm giảm bớt khó khăn cho người khuyết tật trong việc sinh hoạt hàng ngày. Đây là một chương trình có ý nghĩa rất to lớn, giúp người khuyết tật tăng khả năng hội nhập xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn, mang lại cho người khuyết tật các khả năng vốn có của họ.

“Tuy nhiên, hiện tỷ lệ người khuyết tật trong cộng đồng còn nhiều, mạng lưới cộng tác viên tuyến cơ sở ít nên việc quản lý, chuyển giao kỹ thuật cho người khuyết tật còn hạn chế. Bên cạnh đó, các dụng cụ trợ giúp hoặc tập luyện đa số do người khuyết tật tự làm. Bộ Y tế hỗ trợ các dụng cụ phục hồi chức năng trong giới hạn tối đa theo chương trình là 700.000 đồng/dụng cụ (các dụng cụ cơ bản như nạng, khung, gậy) trong khi đó, thực tế một số người khuyết tật cần hỗ trợ những dụng cụ có giá thành cao hơn như xe lăn (2.000.000 đồng/chiếc) nhưng do định mức của chương trình nên không thể hỗ trợ cho người khuyết tật theo đúng nhu cầu của họ. Vì vậy, cần thay đổi định mức hỗ trợ dụng cụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật theo nhu cầu của người khuyết tật” ông Sĩ chia sẻ.

Nhận thấy được sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp và các sở ngành có liên quan tiếp tục thực hiện phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng thời gian tới. Theo đó, tiến hành tập huấn cán bộ y tế tuyến cơ sở việc điều tra, khám sàng lọc trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi; điều tra nhu cầu người khuyết tật về các dịch vụ phục hồi chức năng; hỗ trợ, cung cấp cho người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp.

Pháp luật

Tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh và người dân tại Khánh Vĩnh
Pháp luật

Tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh và người dân tại Khánh Vĩnh

Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vừa tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THCS và THPT Nguyễn Thái Bình (xã Khánh Bình) cho gần 200 cán bộ, người dân một số xã trên địa bàn huyện và gần 780 cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.

Năm 2024, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt hơn 22.000 tỷ đồng
Pháp luật

Năm 2024, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt hơn 22.000 tỷ đồng

Năm 2024, Kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay; kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý III.2024 của Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay, 7.10. Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý chủ trì cuộc họp báo.

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Pháp luật

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Với chủ đề "Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp", Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2024 sẽ diễn ra sáng 9.10. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Trong những năm qua, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến nay, 100% (16/16) xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được công nhận đạt chuẩn này.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và pháp luật năm 2024”.
Pháp luật

Kịp thời nắm bắt, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp

Theo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), dự kiến vào ngày 9.10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương sẽ tổ chức Diễn đàn "Kinh doanh và pháp luật năm 2024". Đây là hoạt động ý nghĩa gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa những vấn đề liên quan đến thể chế mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Hội Người khuyết tật quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tuyên truyền PBGDPL và trợ giúp pháp lý về Luật Đất đai cho các hội viên.
Pháp luật

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật cho người khuyết tật

Tại Hội nghị "Tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người khuyết tật" do Bộ Tư pháp vừa tổ chức, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên cho biết, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PBGDPL với mục tiêu hướng về cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chú trọng đến các đối tượng đặc thù; trong đó, có đối tượng là người khuyết tật.

Đối tượng bị bắt giữ
Tin tức

Công an Bắc Giang bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo qua đầu tư tiền ảo

Dùng những lời chào mời, hứa hẹn lợi nhuận cao, đầu tư dễ dàng, tạo lòng tin để lừa đảo chiếm đoạt tiền người đầu tư qua sàn tiền ảo, sau đó “làm sạch” số tiền để sử dụng. Nhóm đối tượng phạm tội này vừa bị Công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đấu tranh, triệt phá.