Từ ngày 1.7.2025, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính thế nào?

Xin hỏi, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi nào? Từ ngày 1.7.2025, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính thế nào? - Câu hỏi của bạn Đại Dương (Yên Bái).

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi nào?

Căn cứ theo Điều 103, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 103. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 102 của Luật này hoặc chưa hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi thuộc các trường hợp như sau:

- Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc

- Chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 102, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc

- Chưa hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23, Luật Bảo hiểm xã hội 2024Từ ngày 1.7.2025, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?

Căn cứ theo Điều 104, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Điều 104. Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

1-3723.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Có bao nhiêu phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Căn cứ theo khoản 2, Điều 36, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Điều 36. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Đối tượng quy định tại khoản 4, Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 3 tháng một lần;

c) 6 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1, Điều này;

e) Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

...

Theo quy định nêu trên, thì có 06 phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

[1] Hằng tháng;

[2] 03 tháng một lần;

[3] 06 tháng một lần;

[4] 12 tháng một lần;

[5] Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.

[6] Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Lưu ý, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.