Giới thiệu Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Luật Hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác gồm 6 chương và 40 điều, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2007.

      Chương I:“Những quy định chung” gồm 11 điều, quy định về phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; Quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo; Trách nhiệm quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Chính sách của Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Các hành vi bị nghiêm cấm.
      Chương II: “Quy định về hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người sống” bao gồm 2 mục, 6 điều quy định về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống; Điều kiện, thủ tục lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống; Điều kiện đối với cơ sở y tế lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và quy định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người.
      Chương III: “Hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến, lấy xác” bao gồm 3 mục, 12 điều quy định về Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; Thủ tục đăng ký hiến xác; Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác; Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; Điều kiện lấy xác; Điều kiện đối với cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến; Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác; Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; hiến xác; Mục đích và điều kiện xác định chết não; Thủ tục và thẩm quyền xác định chết não; Tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não và quy định về tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não.
      Chương IV: “Ghép mô, bộ phận cơ thể người” gồm 5 điều quy định về điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; Điều kiện đối với cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người; Chăm sóc sức khỏe sau khi ghép mô, bộ phận cơ thể người; Chế độ bảo hiểm y tế và viện phí đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người và quy định về ghép bộ phận cơ thể người có liên quan đến người nước ngoài.
      Chương V: “Ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người” gồm 4 điều, bao gồm quy định về Ngân hàng mô; Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; Nguyên tắc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người và quy định về Mã hóa thông tin.
      Chương VI: “Điều khoản thi hành” gồm 2 điều, quy định về hiệu lực thi hành và quy định về hướng dẫn thi hành.

Theo tài liệu VP Chủ tịch Nước

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.