Giáo dục vùng cao ứng phó với Covid-19

Trường học vùng cao tại huyện Mường Nhé, Điện Biên, hiện đang triển khai kế hoạch giảng dạy phù hợp cho học sinh dân tộc thiểu số. Trước diễn biến Covid-19 phức tạp, nhà trường đã có cách xử trí đặc biệt để thay thế học trực tuyến; tạo điều kiện cho các hộ gia đình khó khăn, không có điều kiện sử dụng công nghệ cao.

Không để học sinh thiệt thòi 

Trước tình hình Covid-19 ảnh hưởng phức tạp đến công tác giáo dục, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - khu vực cực Tây Bắc của Việt Nam, cũng không tránh khỏi tình trạng khó khăn khi vừa phải phòng chống dịch, vừa đảm bảo ôn tập cho học sinh dân tộc thiểu số. Tính từ ngày 1.1.2022 cho đến nay, địa bàn huyện đã ghi nhận 539 ca mắc Covid-19, chủ yếu do người dân trở về từ thành phố Điện Biên Phủ hoặc các vùng dịch nguy cơ lớn. 

Hiện tại, huyện Mường Nhé vẫn là “vùng xanh” của tỉnh Điện Biên nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết số 128/NQ-CP về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Trong đó, UBND huyện và các trường học trên địa bàn tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền để học sinh khu vực không bị ảnh hưởng nặng nề. Mường Nhé phải phát huy vai trò của từng thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid và Tổ Covid cộng đồng để tránh tình trạng học sinh “mất gốc”, nhất là đối với nhóm học sinh dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, chưa có điều kiện để học trực tuyến qua Internet. 

Học sinh huyện Mường Nhé, Điện Biên tự học ở nhà theo hướng dẫn từ nhà trường
Học sinh huyện Mường Nhé, Điện Biên tự học ở nhà theo hướng dẫn từ nhà trường 

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé Nguyễn Văn Úy, việc học trực tiếp tại một số điểm trường đã phải tạm dừng để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đây cũng là giải pháp phù hợp để nhà trường kịp thời bóc tách F0, theo dõi y tế đối với số F1. Toàn bộ đơn vị giáo dục trong huyện khẩn trương điều chỉnh chương trình học tập không kể ngày đêm, không kể cuối tuần, và phải thích ứng linh hoạt với tình hình thực tế. 

Ông Nguyễn Văn Uý cho biết thêm về thực trạng giáo dục tại địa phương: “Chương trình dạy học của huyện hiện đã đẩy sớm hơn 2 tuần so với giáo án chung cả năm. Các em học sinh F0 nghỉ 1-2 tuần cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến chương trình học tập. Một vài trường có ca F0 thì tự bóc tách ra để điều trị, khoanh vùng F1 theo dõi. Điểm trường chưa ghi nhận ca nhiễm nào thì triển khai học tập bình thường. Trong trường hợp học sinh nghỉ học, thầy cô sẽ liên lạc với phụ huynh để chuyển bài tập, phiếu lý thuyết cho các con học ở nhà”. 

Giải quyết linh hoạt, phù hợp 

Mỗi đơn vị trường học trên địa bàn huyện Mường Nhé đều đang xây dựng phương án giáo dục cụ thể, sát với thực tế phòng chống dịch, không để gián đoạn, chậm, muộn công việc học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên được khuyến khích sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin để liên lạc. Đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện kết nối mạng thì thầy cô có thể đến tận nhà làm việc trực tiếp. 

Kể từ khi nhận được quyết định 543/QĐ-BGDĐT từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm phê duyệt sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2), Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Trung Chải đã nhanh chóng thích ứng “bình thường mới” thông qua kế hoạch giảng dạy riêng biệt, phù hợp với số đông học sinh dân tộc tại Mường Nhé. 

Giáo viên trường Phổ thông DTBT Tiểu học Trung Chải phát phiếu bài tập đến tận nhà học sinh dân tộc thiểu số
Giáo viên trường Phổ thông DTBT Tiểu học Trung Chải phát phiếu bài tập đến tận nhà học sinh dân tộc thiểu số

Trong khoảng 1 tháng vừa qua, nhà trường đã tạm dừng đón học sinh tới trường, không tổ chức dạy học trực tiếp mà cho giáo viên in phiếu bài tập, bài giảng ra cho các em. Cụ thể, nhà trường lập nhóm liên lạc (qua ứng dụng Zalo) của 5 khối lớp, từ khối 1 đến khối 5. Những gia đình có điều kiện kết nối Internet có thể lấy bài trực tiếp trên nhóm Zalo, trường hợp khó khăn còn lại thì sẽ cử giáo viên đến tận nhà, hướng dẫn tận tình cho cả phụ huynh lẫn học trò. 

Hiệu trưởng trường Phổ thông DTBT Tiểu học Trung Chải, ông Phạm Văn Khiêm, chia sẻ: “Mỗi tổ trong khối thường có 3-5 giáo viên phụ trách ở các bản làng. Hàng tuần sẽ đưa phiếu học tập đến tận nhà học sinh dân tộc thiểu số để các em chủ động ôn lại kiến thức. Nhà trường thực hiện phát phiếu đầu tuần, và cuối tuần thu lại để kiểm tra, đánh giá kết quả. Đến thời điểm này, chương trình học đã chạy được sớm hơn 2 tuần. Do vậy, nếu học sinh F0 buộc phải nghỉ từ 1-2 tuần thì vẫn đáp ứng được chương trình học tổng quát.”

Là người trực tiếp giảng dạy học sinh vùng cao, cô giáo Bùi Thị Hồng Ngân, trường Phổ thông DTBT THCS Trung Chải cũng phải đối mặt với nhiều thay đổi mới, từ cách dạy học khác thông thường đến nhiệm vụ hỗ trợ học sinh nghèo khó. Với giáo dục cấp THCS trở lên, kiến thức không chỉ đơn giản là lý thuyết trên phiếu bài bài tập, mà còn yêu cầu tương tác giảng dạy giữa thầy và trò trên lớp. 

Cũng như bao điểm trường khác tại huyện Mường Nhé, trường Phổ thông DTBT THCS Trung Chải thực hiện hai phương án phù hợp: giao bài lên nhóm Zalo và phát bài tập đến từng nhà học sinh. Tuy vậy, giáo án THCS, THPT gặp nhiều trở ngại hơn so với cấp Tiểu học. Cô Bùi Thị Hồng Ngân thừa nhận giải pháp này chỉ áp dụng được tạm thời, khó thể nào hiệu quả bằng dạy học trực tiếp. Việc giáo viên di chuyển liên tục, hai lần trong một tuần, cũng đem lại nhiều khó khăn. Nhất là khi thời tiết xấu, hoặc học sinh đi làm ruộng theo bố mẹ, buộc thầy cô phải quay lại phát bài tập một lần nữa. 

Sắp tới, huyện Mường Nhé sẽ cân nhắc thời điểm đi học lại cho cấp THCS. Bởi với độ tiêm phủ vaccine cao, huyện Mường Nhé phấn đấu đạt 97% liều tiêm mũi 2, 3 cho học sinh từ 12 đến 18 tuổi. Huyện đồng thời không phong tỏa như đợt dịch trước, F0 ở đâu thì sẽ bóc tách và xử lý ở đấy, không phong tỏa trên diện rộng.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.