Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Nhiều trở ngại và thách thức

Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ là đổi mới phương thức cập nhật thiết bị, công nghệ mà nó còn là vấn đề văn hóa và con người.

Kỷ nguyên giáo dục ứng dụng chuyển đổi số sẽ mở ra cơ hội học tập với chi phí thấp hơn và hiệu quả hơn so với trước đây do các trường học sẽ phải tốn ít chi phí hơn để chi trả cho các vấn đề liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất, thiết bị…

PGS,TS. Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, Đại dịch Covid-19 toàn cầu đã ngăn cản giao tiếp trực tiếp truyền thống, nhưng cũng tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế chuyển đổi số, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục đại học.

Trong quá trình chuyển đổi số, nhiều trường đại học đang phải đối diện với nhiều thách thức về chiến lược, về chi phí, về nguồn lực công nghệ, về nguồn nhân lực triển khai, trong thay đổi phương pháp sư phạm và chương trình giảng dạy, và các vấn đề bảo mật dữ liệu và pháp lý liên quan.

Chuyển đổi số tại một số trường Đại học Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo, quản lý khoa học và dịch vụ… để kịp thời, đem đến những lợi ích tối ưu cho người dạy và người học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trường đã đưa ra một loạt phương pháp học tập mới như lớp học trực tuyến E-learning, học tập thông qua dự án, bằng ứng dụng thực tế ảo. Điều này giúp cá nhân hóa việc học cho từng sinh viên, nâng cao được hiệu quả học và giảng dạy lên vượt trội.

Ngoài ra, phòng học được trang bị hệ thống thiết bị điện tử thông minh để trở thành các phòng học thông minh, có những phần mềm về quản lý sẽ giúp giảng viên có thể nắm được tiến trình học tập của sinh viên.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân còn ứng dụng chuyển đổi số vào quy trình vận hành trường học như: quy trình đăng ký học các môn theo hình thức đăng ký tín chỉ online, quy trình luân chuyển công văn, giấy tờ điện tử, quy trình quản lý các dịch vụ chung, quy trình hỗ trợ, tư vấn cho người học.

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Nhiều trở ngại và thách thức -0
Thư viện hiện đại của trường ĐH Kinh tế quốc dân

Trường Đại học Ngoại Thương, với hơn 10 nghìn sinh viên, trường đã đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền Leased Line, wifi... Trường còn đẩy mạnh tương tác trên mạng, phát huy sáng kiến của giảng viên và sinh viên. Hoạt động thư viện của trường đã được hiện đại hóa theo mô hình thư viện điện tử và hướng tới thư viện số. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho đội ngũ cán bộ thư viện nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ cũng như các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ.

Kho học liệu số trên ứng dụng di động của Đại học Quốc gia Hà Nội đã có hơn 102.000 sách, giáo trình số... Số lượng người học, nghiên cứu truy cập tài nguyên số cũng tăng lên không ngừng. Điều đó chứng tỏ số người học, nghiên cứu trên nền tảng số ngày càng lớn.  Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ 65 trong tổng số 3.942 kho tài nguyên số toàn cầu. Đây là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng chuyển đổi số tại trường.

Trong quy trình quản lý sinh viên trực tuyến, không thể không nói đến trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Quy trình bao gồm 4 bước cơ bản. Một là, sinh viên sẽ được cấp tài khoản với mật khẩu mặc định là mã số sinh viên. Hai là, sinh viên đăng nhập, điền mẫu theo yêu cầu và nộp trên hệ thống online. Ba là, giáo vụ sẽ nhận yêu cầu online và thông báo qua email sau khi hoàn thành. Cuối cùng, khi nhận được thông báo yêu cầu đã được xử lý thành công, sinh viên lên văn phòng viện để nộp kết quả.

Tại trường Đại học Thương mại, hệ thống phần mềm Trans phục vụ giảng dạy trực tuyến đã được triển khai. Trường đã tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm cho toàn bộ giảng viên, cán bộ quản lý, cung cấp tài khoản sử dụng và hướng dẫn đến các đối tượng liên quan, đảm bảo hoạt động dạy và học diễn ra liên tục trong bối cảnh dịch bệnh.

Hiện nhà trường cũng đã thực hiện số hóa dữ liệu học viên, thực hiện quản lý học viên trực tuyến và triển khai một số dịch vụ hỗ trợ người học như thông tin tuyển sinh, đăng ký thi, công bố điểm thi...

Về tài nguyên số, Trường đang xây dựng và hoàn thiện thư viện thông minh, số hóa từng bước các tài liệu, giáo trình và bài giảng, tiến đến xây dựng và đồng bộ kho tài nguyên số phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên và người học.

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Nhiều trở ngại và thách thức -0
Không gian thư viện tại trường ĐH Thương Mại

Nhìn chung, các trường đại học Việt Nam đều đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số, tùy theo đặc thù của mỗi trường và bối cảnh thực tế, các giai đoạn đầu được triển khai đồng thời, cụ thể là giai đoạn số hóa tài liệu, giảng dạy trực tuyến, quản lý sinh viên từng phần.

Những thách thức lớn

Theo PGS,TS Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, chuyển đổi số bên cạnh những tiện ích mang lại giúp cho việc học và dạy trở nên nhẹ nhàng và thông minh hơn thì chuyển đổi số tại các trường đại học vẫn gặp khá nhiều trở ngại và thách thức như: Thách thức về nguồn lực con người, về cơ sở hạ tầng, về chi phí, đổi mới về phương pháp học và dạy,... khiến cho việc ứng dụng chuyển đổi số ngày càng trở nên khó khăn hơn trong các giai đoạn hoàn thiện.

Những thách thức các trường đại học đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số cụ thể như sau:

Thách thức chiến lược: Các trường đại học còn chưa xây dựng và triển khai được chiến lược chuyển đổi số trong dài hạn nhằm giá trị mang tới cho người học từ người dạy và hệ thống đào tạo. Điều này phụ thuộc vào tầm nhìn và quan điểm hành động của Ban lãnh đạo nhà trường, không nên coi chuyển đổi số chỉ là các sáng kiến kỹ thuật số ngắn hạn, như triển khai các phần mềm ứng dụng, mà phải xác định và truyền thông đây là một chiến lược dài hạn của Trường.

Thách thức về chi phí đầu tư: Thực tế, đầu tư vào chuyển đổi số mang bản chất của đầu tư công nghệ, mang tính rủi ro cao, đây cũng là xu thế chung đang phát triển nên các tiêu chí đánh giá vẫn chưa rõ ràng và rất khó lượng hóa. Chuyển đổi số có rất nhiều chi phí ẩn, ngoài một chi phí hiển nhiên là chi phí phần mềm thì các chi phí về thời gian, đào tạo, vận hành,... cũng là một khoản rất đáng kể.

Do đó, tính toán chi phí, đánh giá khả năng sinh lời và huy động vốn thực hiện đầu chuyển đổi số là bài toán khó đối với bất kỳ đơn vị nào, kể cả các trường đại học. Trong khi, đầu tư vào chuyển đổi số nhất là tại các trường đại học tại Việt Nam là một khoản khổng lồ và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc vào đối tác cung cấp nền tảng, sự phát triển của khoa học và công nghệ, cũng như sự phù hợp với đặc thù của mỗi trường.

Thách thức về nguồn lực công nghệ: Để giáo dục trực tuyến, toàn bộ đầu vào cho quá trình giáo dục phải được số hóa, trong đó quan trọng nhất là học liệu, tài liệu, sách giáo khoa. Toàn bộ dữ liệu về người học cũng cần phải số hóa để thực hiện quy trình quản lý người học và thực hiện đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập. Hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin, đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt ở các vùng xa, vùng khó khăn - còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số (cả về quản lý giáo dục và dạy - học).

Bên cạnh đó, do đa phần các trường mang đặc thù giáo dục đào tạo, nên đều thiếu nguồn lực, đặc biệt bộ phận CNTT, cũng là trở ngại lớn đối với các trường đại học Việt Nam trong triển khai chuyển đổi số.

Thách thức về nguồn nhân lực triển khai ở ba góc độ tại các trường đại học Việt Nam: Thứ nhất liên quan đến việc các cán bộ và nhân viên quản lý và trong các bộ phận hỗ trợ thiếu hoặc không đủ khả năng triển khai sử dụng các nền tảng số. Thứ hai là trình độ kỹ thuật số thấp của đội ngũ giảng viên, đặc biệt đội ngũ trung niên, có nhiều kinh nghiệm nhưng tiếp xúc hạn chế với công nghệ. Vấn đề thứ ba là khoảng cách thế hệ giữa các học viên được coi là thành thạo công nghệ số và các giảng viên, học viện phải thích ứng và học cách sử dụng công nghệ. Sự chênh lệch thế hệ này tạo ra những rào cản đáng kể về tâm sinh lý đối với các bên tham gia trong truyền tải và tiếp nhận kiến thức.

Thách thức thay đổi phương pháp sư phạm và chương trình giảng dạy: Chuyển đổi số không chỉ giới hạn trong tài liệu số, giảng dạy trực tuyến, mà cần sự tham gia sáng tạo của đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu trong xây dựng và triển khai các các mô hình và môi trường dạy và học mới; nói cách khác là sự chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.

Công việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý học thần kinh, trí tuệ nhân tạo vào thiết kế nội dung cũng như công cụ thực hiện giảng dạy, tận dụng thế mạnh của công nghệ để thực hiện cá nhân hoá chương trình giáo dục, điều không thể thực hiện được khi đào tạo trực tiếp truyền thống với sĩ số học sinh đông (50-60 học sinh/lớp) như ở các thành phố lớn ở Việt Nam.

Thách thức về bảo mật dữ liệu và các vấn đề pháp lý liên quan: Công nghệ số kết nối vạn vật mang lại nhiều lợi ích, thời cơ, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh mạng. Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin.

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Nhiều trở ngại và thách thức -0
Bộ GD-ĐT cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhà giáo về vai trò quan trọng và yêu cầu sớm triển khai chuyển đổi số

Giải pháp nào?

PGS,TS. Nguyễn Hoàng cho rằng, để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo ở nước ta một cách thực chất thì cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và sự thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục đến từng thầy giáo, cô giáo, giảng viên và học sinh, sinh viên.

Theo đó, cần bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học.

Ngoài ra, các trường cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách thuận lợi cho chuyển đổi số, liên quan đến học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến.

Đặc biệt,các trường cũng cần tạo một môi trường giáo dục linh động, cụ thể đó là mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức một cách đa chiều nhất. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của sinh viên.

Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị hiện đại, đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể được thực hiện một cách đảm bảo và tối ưu, nhà trường phải đảm bảo môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin.

Ngoài ra, sinh viên, giảng viên và quản trị viên cần trau dồi kỹ năng sử dụng các công cụ công nghệ hiện đại. Hiệu quả bền vững là khi cả người học và giảng viên đều được đào tạo tốt để sử dụng các phương tiện kỹ thuật số nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục.

Để thực hiện các giải pháp trên, PGS,TS. Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại kiến nghị với Chính phủ, Bộ GD-ĐT cần xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, đề xuất hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan và chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Xem xét lồng ghép nội dung giáo dục về chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đưa vào giảng dạy trong nhà trường một cách phù hợp.

Tăng cường đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp theo hướng ứng dụng, phục vụ yêu cầu chuyển đổi số ở các trường đại học.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhà giáo về vai trò quan trọng và yêu cầu sớm triển khai chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người học và mọi người dân trong nền kinh tế số, xã hội số. Ưu tiên nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cải tiến hệ thống công nghệ thông tin.

Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.