Tăng cường phòng chống dịch bệnh trước sự biến đổi phức tạp của virus, vi khuẩn

Ngày 15.5, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Y tế Dự phòng đã tổ chức Hội thảo Tăng cường phòng chống dịch bệnh trước sự biến đổi phức tạp của các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn.

Theo Cục Y tế Dự phòng có 10 loại bệnh thường gặp vào mùa hè, bao gồm: cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, ly trực trùng, sốt rét, Adenovirut, lỵ amip, viêm não virus, thương hàn. Trong giai đoạn năm 2010 - 2014, trung bình từ tháng 5 đến tháng 8 mỗi năm, cả nước ghi nhận hơn 400.000 trường hợp bị cúm, cao nhất trong số các loại bệnh thường gặp, xếp thứ hai là bệnh tiêu chảy với 252.240 ca bệnh. Hầu hết các căn bệnh trên đều rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay; bên cạnh những dịch bệnh được thanh toán loại trừ như đậu mùa, bại liệt, uốn ván sơ sinh… có những loại bệnh mới xuất hiện. Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh trong dịp mùa hè cao là do điều kiện khí hậu, nhiệt độ thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển. Đặc biệt, điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là nguyên nhân khiến muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, trong dịp này, sự tập trung đông người tại các điểm vui chơi, khu giải trí, du lịch tăng cao đột biến hơn; học sinh, sinh viên từ các thành phố lớn về quê nghỉ hè cũng có thể mang theo mầm bệnh…
 
Theo các đại biểu, yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, điều kiện vệ sinh kém... là những tác nhân gây dịch bệnh. Điều này cũng khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh hiện nay gặp nhiều khó khăn. Hiện một số bệnh dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, nếu không phòng kịp thời sẽ có thể sẽ lan nhanh, như sốt xuất huyết, tay chân miệng... Trước tình hình này, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân cần thường xuyên diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy trong nhà và khu vực xung quanh để phòng bệnh sốt xuất huyết. Đối với những bệnh có vaccine phòng bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, không nên chờ đợi vaccine dịch vụ. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cần tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đồng thời, người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ…

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.