Giảng viên Bách khoa Hà Nội chế tạo hệ thống tự học để phân loại, kiểm tra chất lượng thuốc

Hai giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ học sâu - xử lý ảnh - thuật toán tối ưu, chế tạo thành công hệ thống thông minh có khả năng nhận dạng, phân loại, tự học và tự đưa ra quyết định để tăng năng suất và chất lượng cho hệ thống phân loại thuốc tự động.

Đó là hai giảng viên Khoa Cơ điện tử, Trường Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: PGS. Mạc Thị Thoa, TS. Nguyễn Thành Hùng.

Giảng viên Bách khoa Hà Nội chế tạo hệ thống tự học để phân loại, kiểm tra chất lượng thuốc -0
Hai giảng viên Khoa Cơ điện tử, Trường Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: PGS. Mạc Thị Thoa, TS. Nguyễn Thành Hùng

Đề tài nghiên cứu do PGS. Mạc Thị Thoa làm Chủ nhiệm đề tài có tên đầy đủ là: Ứng dụng công nghệ học sâu trong Hệ thống phân loại và kiểm tra chất lượng thuốc, được Dự án SAHEP (Dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học của WB) hỗ trợ kinh phí.

Được biết, công đoạn phát hiện lỗi và phân loại là quá trình tích hợp trong bất kỳ dây chuyền sản xuất công nghiệp nào, trong đó nhiều lỗi có thể xuất hiện như: các vết nứt, vỡ trên sản phẩm, nhầm lẫn các sản phẩm trong công đoạn đóng gói, sai lệch về màu sắc, kích thước, …

Tuy nhiên, trong môi trường công nghiệp, khi xuất hàng mà phát hiện có sản phẩm lỗi thì cả lô hàng đó sẽ bị trả lại, gây mất thời gian và tổn thất cho doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao năng suất làm việc và tính ổn định của chất lượng sản phẩm, người ta đã đưa vào các thiết bị sản xuất trong công nghiệp với hệ thống điều khiển tự động từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất.

Hệ thống do PGS. Mạc Thị Thoa và các cộng sự chế tạo có điểm đặc biệt là ứng dụng công nghệ học sâu – công nghệ hiện được đánh giá là chủ chốt trong “nhà máy số” và hệ thống tự động trong công nghiệp 4.0. Công nghệ học sâu có thể tạo ra hệ thống thông minh có khả năng nhận dạng, phân loại, tự học và tự đưa ra quyết định.

Giảng viên Bách khoa Hà Nội chế tạo hệ thống tự học để phân loại, kiểm tra chất lượng thuốc -0
Mô tả hệ thống gắn camera

PGS. Mạc Thị Thoa cho biết, đề tài nghiên cứu về công nghệ học sâu và công nghệ xử lý ảnh ứng dụng vào hệ thống nhận dạng, phân loại và kiểm tra chất lượng thuốc. Hệ thống này sẽ làm gia tăng năng suất, đảm bảo độ chính xác và giảm chi phí nhân công.

Đây là nghiên cứu có sự liên kết của 3 ngành: Cơ khí, Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin, đã đề xuất một phương pháp ứng dụng trong các nhà máy để cải thiện được chất lượng, độ chính xác của hệ thống phân loại, kiểm tra các loại thuốc so với các phương pháp trước đây; có thêm phương pháp tối ưu làm cho hệ thống của nhóm có độ chính xác cao hơn và xây dựng được cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng của viên thuốc cho riêng hệ thống.

Với kết quả đề tài nghiên cứu này, nhóm PGS. TS. Mạc Thị Thoa, TS. Nguyễn Thành Hùng đã công bố 1 bài tạp chí WoS, 1 bài báo tạp chí Scopus, 1 báo cáo khoa học được trình bày trong hội nghị danh mục Scopus. Một số học viên cao học, sinh viên tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn của các thầy/cô đã bảo vệ thành công theo hướng nghiên cứu này.

Giảng viên Bách khoa Hà Nội chế tạo hệ thống tự học để phân loại, kiểm tra chất lượng thuốc -0
Một số ví dụ về ngân hàng thuốc không đạt chuẩn

PGS. Phạm Văn Sáng – Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - tự hào cho biết: "Nghiên cứu khoa học là một trong những công tác luôn được Trường Cơ khí đưa vào trọng tâm phát triển.

Đối với Nhà trường, sự phát triển trong nghiên cứu khoa học giúp khẳng định thương hiệu Cơ khí - Bách khoa, hướng tới mục tiêu đưa Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành một đại học nghiên cứu, đồng thời là phương pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng đào tạo khi đông đảo giảng viên, sinh viên được thu hút vào các hoạt động nghiên cứu.

Vì lẽ đó, Nhà trường luôn luôn tìm kiếm các nguồn kinh phí nghiên cứu, cổ vũ giảng viên tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu các cấp, khuyến khích sinh viên tham gia phòng thí nghiệm nghiên cứu của thầy/cô".

Đánh giá về thành quả nghiên cứu khoa học của đồng nghiệp, lãnh đạo Trường Cơ khí nhận định: “Tham gia Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học của WB (SAHEP), Trường Cơ khí có nhiều đề tài nghiên cứu rất thú vị, đề tài “Ứng dụng công nghệ học sâu trong Hệ thống phân loại và kiểm tra chất lượng thuốc” do PGS. Mạc Thị Thoa và TS. Nguyễn Thành Hùng là một trong các đề tài như vậy.

Đề tài hướng tới mục tiêu giải quyết vấn đề thực tiễn nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm thuốc trong y học. Nội dung nghiên cứu của đề có tính cập nhật và liên ngành cao, kết hợp tri thức trong lĩnh vực cơ khí truyền thống với các lĩnh vực Điện-điện tử, Công nghệ thông tin, rất phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện nay.

Tham gia cùng thầy cô trong để tài nghiên cứu này có nhiều sinh viên xuất sắc, đề tài tạo được môi trường môi trường rất tốt cho những sinh viên sáng tạo, tìm tòi, phát huy đan mê nghiên cứu khoa học.” 

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.