Công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp

Giảm thiểu số vụ việc sai phạm tài chính, tài sản

Phát huy vai trò là “màng lọc” quan trọng để “gạn đục, khơi trong”, công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp nhiệm kỳ qua đã giúp việc chấp hành Điều lệ Công đoàn được thực hiện tốt hơn; số vụ việc sai phạm tài chính, tài sản công đoàn giảm đáng kể. Theo Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Minh Dũng, nơi nào Ban Thường vụ nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát thì nơi đó hoạt động ủy ban kiểm tra hiệu quả hơn. Ủy ban kiểm tra cấp trên cần kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, chú trọng kiểm tra báo cáo quyết toán của công đoàn cấp dưới.

Đưa công tác quản lý tài chính nền nếp, hiệu quả hơn

- Thưa ông, với vai trò là “màng lọc” quan trọng để “gạn đục, khơi trong”, khắc phục các tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp, kiến nghị thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố vững chắc uy tín của tổ chức và cán bộ công đoàn, công tác kiểm tra, giám sát được Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn nhiệm kỳ vừa qua chú trọng như thế nào?

- Nhận thức vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn đã tham mưu Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; trong đó phải kể đến Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15.3.2021 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-BCH ngày 3.8.2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Kiểm tra công đoàn. Trong đó, có nội dung kiện toàn, củng cố tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp. Theo đó, cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra bảo đảm cơ cấu 50% được đào tạo về chuyên ngành luật, 50% về chuyên ngành tài chính, kế toán, kinh tế; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có từ 3 cán bộ chuyên trách công đoàn phải bố trí 1 cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra.

Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Minh Dũng (ẢNH BOX)

Nhiệm kỳ qua, y ban Kiểm tra công đoàn các cấp đã có nhiều cố gắng, chủ động xây dựng quy chế hoạt động, chương trình phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng kế hoạch kiểm tra, triển khai các văn bản, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên. Quá trình kiểm tra, giám sát của các cấp có nhiều chuyển biến rõ rệt, góp phần để việc chấp hành Điều lệ Công đoàn được thực hiện tốt hơn; số vụ việc sai phạm trong quá trình kiểm tra tài chính, tài sản công đoàn đã giảm đáng kể, nhất là các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn. Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp đã chú trọng kiểm tra tài chính cùng cấp, tăng cường kiểm tra tài chính công đoàn cấp dưới, đưa công tác quản lý tài chính ngày càng nền nếp, hiệu quả hơn.

Năm 2024, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp cần tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; kiểm tra việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản công đoàn tại các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động, bảo đảm thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: “Hàng năm, 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp đúng tiến độ; ít nhất 10% công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính”. Tăng cường giám sát chuyên đề và giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra. Đặc biệt, cần xem xét chất lượng công tác kiểm tra cùng cấp tại công đoàn cơ sở có quy mô lớn.

- Bên cạnh những kết quả rất tích cực trên, cũng còn không ít trăn trở. Kinh nghiệm thực tiễn được rút ra để thực hiện hiệu quả hơn công tác kiểm tra, giám sát cho năm 2024 cũng như cho cả nhiệm kỳ là gì, thưa ông?

- Bên cạnh những mặt đã đạt được, cán bộ ủy ban kiểm tra chủ yếu là kiêm nhiệm, một số nơi thiếu cán bộ ủy ban kiểm tra nhưng chậm được bổ sung; một số ngành, địa phương vẫn bố trí cán bộ tham gia ủy ban kiểm tra không phù hợp tiêu chuẩn nghiệp vụ, do vậy gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu công việc được giao. Bên cạnh đó, nhân sự của ủy ban kiểm tra thường xuyên thay đổi, nhất là ở các công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước; cán bộ còn thiếu kinh nghiệm trong kiểm tra nên gặp khó khăn trong hoạt động và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát... Hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn ở một số đơn vị, nhất là công đoàn cơ sở còn hạn chế, chất lượng kiểm tra chưa cao.

Thực tiễn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cho thấy, nơi nào Ban Thường vụ có nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát thì nơi đó hoạt động ủy ban kiểm tra hiệu quả hơn. Cùng với đó, Ủy ban kiểm tra cấp trên cần kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động đối với ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới; chú trọng kiểm tra việc báo cáo quyết toán của công đoàn cấp dưới. Nhiệm kỳ 2023 - 2028, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương được nâng lên cả về chất và lượng so với những nhiệm kỳ trước. Đây là một thuận lợi rất lớn trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

Tập trung kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn

- Trên cơ sở những kết quả đạt được, những nội dung trọng tâm nào được xác định trong mục tiêu, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028, thưa ông?

- Mục tiêu đặt ra của nhiệm kỳ 2023 - 2028 là củng cố, kiện toàn kịp thời những đơn vị khuyết ủy viên, thiếu cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra; 100% công đoàn cơ sở đủ điều kiện phải thành lập ủy ban kiểm tra. Hàng năm, có 100% ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; 50% công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra tài chính cùng cấp100% dấu hiệu vi phạm khi phát hiện được kiểm tra kịp thời; 100% đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền công đoàn được giải quyết và 80% đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cơ quan nhà nước và tổ chức khác liên quan đến quyền lợi của đoàn viên và người lao động công đoàn có văn bản tham gia thể hiện rõ quan điểm giải quyết...

Hội nghị Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 2 Khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 2 Khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028

- Những nhiệm vụ nào trong công tác kiểm tra, giám sát được tập trung thực hiện cho năm 2024 và cả nhiệm kỳ, thưa ông?

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội công đoàn cùng cấp, ủy ban kiểm tra chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2023 - 2028; xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024; xác định nội dung cụ thể và có giải pháp tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát.

Đặc biệt, kiểm tra việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hằng năm đều giám sát việc thu, chi tài chính công đoàn, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời uốn nắn các thiếu sót. Tăng cường kiểm tra tài chính tại công đoàn cơ sở và cấp dưới. Tập trung kiểm tra việc lập và giao dự toán, báo cáo quyết toán; việc sử dụng, phân phối tài chính và quản lý tài sản công đoàn; kiểm tra chi tiêu, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; công tác quản lý, sử dụng quỹ xã hội và công khai tài chính; việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn tích lũy, đầu tư xây dựng cơ bản...

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra nhiệm kỳ 2023 - 2028.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xã hội

Tháp biểu tượng The Pride cao 68m
Đời sống

Danko Riverside - Kỷ lục sống mới, niềm kiêu hãnh của Bắc Giang

Giữa làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ tại Bắc Giang, Danko Riverside vươn lên như bản giao hưởng kiến trúc kiêu hãnh. Với quy hoạch bài bản và tầm nhìn chiến lược, dự án Danko Riverside đang từng bước ghi dấu những “kỷ lục” ấn tượng, góp phần nâng tầm vị thế Bắc Giang trên bản đồ bất động sản Việt Nam.

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên
Xã hội

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên

Thời gian gần đây, khu vực gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao (Hà Nội), đoạn giáp ranh giữa phường Thụy Khuê và phường Liễu Giai, đang bị chiếm dụng để làm điểm tập kết vật liệu xây dựng và máy móc thi công. Tình trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao
Xã hội

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao

Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là huyện có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đó, để giúp người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) triển khai Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” giai đoạn 2024-2026.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn
Đời sống

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô, tại nhiều địa phương, mực nước sông, suối, hồ chứa công trình thủy lợi đã bắt đầu giảm, nhiều hồ về mực nước chết khiến nông dân “gồng mình” tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông thăm hỏi động viên người dân
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế

Trong quý I.2025, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Đắk Lắk tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần thiết thực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn ưu đãi đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển bền vững của địa phương.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công
Xã hội

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công

Chủ tịch nước Lương Cường quyết định tặng quà người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2.9.1945 - 2.9.2025).

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bắc Kạn
Xã hội

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bắc Kạn

Xác định giảm nghèo là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương; Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc tập trung huy động, đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân...