Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Giải bài toán thiếu hụt lao động qua đào tạo

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều địa phương không thể hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề đã đề ra. Để khắc phục hạn chế và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các địa phương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang trình dự thảo phê duyệt Chương trình Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030. Dự thảo có nhiều điểm mới, hướng tới đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tình hình mới.

Số lao động qua đào tạo còn thấp

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, dù Bộ đã có văn bản gửi tới các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo nghề, đa dạng các ngành nghề cần dạy cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, thực tế vấn đề phân bổ ngân sách, kinh phí đào tạo nghề vẫn gặp nhiều khó khăn.

Theo Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên Đào Trọng Độ nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch bệnh. Việc chậm phân bố đã khiến chất lượng lao động trong khu vực kinh tế nông nghiệp cải thiện rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu cách mạng công nghệ 4.0, kết nối thị trường và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu... Nguồn lực dành cho công tác đào tạo nghề còn thấp, việc đầu tư chỉ được thực hiện trong giai đoạn đầu. Từ năm 2016, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên không được đầu tư cơ sở vật chất, trong khi đây là lực lượng chính tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đào tạo nghề cần gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và định hướng phát triển của địa phương.
Đào tạo nghề cần gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và định hướng phát triển của địa phương.

"Hiện nay, chúng tôi đang yêu cầu địa phương báo cáo về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo thống kê nhanh, con số đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ các địa phương là rất ít. Số lao động được đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng chỉ khoảng 1,3 triệu lao động" -  ông Đào Trọng Độ nhấn mạnh.

Cần những chính sách đủ mạnh

Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang trình dự thảo phê duyệt Chương trình Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030. Dự thảo có nhiều điểm mới, hướng tới đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tình hình mới. Dự thảo đưa ra 3 điểm tiếp cận dạy nghề.

Đầu tiên, đề án nhấn mạnh mục tiêu của việc đổi mới là đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học nghề đa dạng và ngày một nâng cao của lao động nông thôn. Đồng thời, gắn đào tạo với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng giai cấp nông dân tiên tiến, hiện đại.

Tiếp theo việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải được chú trọng cả quy mô lẫn chất lượng đào tạo, nhấn mạnh hơn tới chất lượng. Song song với đó, gắn với giải quyết việc làm bền vững, tăng thu nhập và phát triển bao trùm; gắn đào tạo với thế mạnh của từng vùng, địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Thí điểm đào tạo trình độ cao, trung cấp cao đẳng cho lao động nông thôn, gắn với doanh nghiệp.

Cuối cùng, đào tạo nghề phải tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục nghề nghiệp cho mọi người, ưu tiên hỗ trợ đào tạo cho lao động yếu thế. Đào tạo gắn với quá trình đô thị hóa, thực chất, đi theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.

Về mặt chi phí, lao động tham gia học nghề được hỗ trợ phí đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho lao động. Đồng thời, lao động được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, được vay vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, khởi nghiệp.

Dự thảo cũng đề cập tới việc bồi dưỡng nhà giáo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, phương tiện cho cơ sở dạy nghề công lập để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, ưu tiên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trường nội trú và trường chất lượng cao.

Theo thông tin từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu cụ thể của đề án giai đoạn 2021 - 2025 là đào tạo cho khoảng hơn 5 triệu lao động nông thôn. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 1 - 1,2 triệu lao động nông thôn được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Trong đó, đào tạo phi nông nghiệp chiếm khoảng 70%, đào tạo nghề nông nghiệp chiếm khoảng 30%.

Giai đoạn 2026 - 2030 tăng quy mô đào tạo, trung bình một năm đào tạo cho khoảng 1,2 - 1,5 triệu lượt lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 75%, đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 25%.

Dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định phê duyệt đề án trong tháng 12.2021.

Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 1.5: Nền nhiệt giảm trên các khu vực
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 1.5: Nền nhiệt giảm trên các khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1.5, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi; Hà Nội có mưa. Riêng khu vực Nam Bộ ngày nắng, từ chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Do đó thời tiết trong 5 ngày nghỉ lễ trên phạm vi toàn quốc tạo điều kiện thuận tiện cho các hoạt động trong kỳ nghỉ.

Khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Đời sống

Khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Hòa chung không khí hân hoan, tự hào của nhân dân cả nước chào mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đúng vào ngày 30.4.2025, Vietcombank chính thức khai trương Phòng chờ dành cho Khách hàng Ưu tiên (Vietcombank Priority Lounge) tại Nhà ga T3, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh.

Phó Giám đốc BHXH Khu vực I Đàm Thị Hòa trao tặng sổ BHXH tự nguyện cho NLĐ khó khăn tại Hoàn Kiếm.
Đời sống

Tặng sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Mới đây, tại Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2025 quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội; Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm và Ngân hàng Vietinbank trao tặng sổ BHXH tự nguyện cho 18 người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Đẩy mạnh thông điệp truyền thông với chủ đề xuyên suốt “Bảo hiểm xã hội - An tâm cho mọi gia đình”
Xã hội

Bảo hiểm xã hội - An tâm cho mọi gia đình

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn hướng dẫn BHXH các khu vực, BHXH các tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên toàn quốc nhằm hưởng ứng Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân, Tháng Công nhân và Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đang làm nhiệm vụ kiểm tra phương tiện giao thông
Xã hội

Đắk Lắk: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 và 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo lưu lượng người và phương tiện lưu thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Huy Thành về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và việc triển khai thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP.

Xứng đáng với niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân
Đời sống

Xứng đáng với niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân

Thấm nhuần lời dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Lương y phải như từ mẫu", trong suốt những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện toàn diện theo phương châm "Sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật". Với tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chính quy, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, đội ngũ thầy thuốc nơi đây đã và đang mang đến sự hài lòng cho người bệnh, góp phần củng cố niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân đối với hình ảnh "Người thầy thuốc quân y - Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.

BHXH Việt Nam lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người tham gia.
Đời sống

Sẵn sàng đột phá, bước vào kỷ nguyên thịnh vượng

Nửa thế kỷ trôi qua kể từ đại thắng Mùa xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn quân và dân ta luôn giữ vững niềm tin, với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Với ngọn lửa xuyên suốt hành trình xây dựng đất nước, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, với những bước chuyển mình mạnh mẽ, để lại dấu ấn đặc sắc trong công cuộc cải cách toàn diện tổ chức bộ máy, hướng tới một nền hành chính hiện đại, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người tham gia.

Tác phẩm độc đáo “Nu bằng lăng chậu xoay” của nghệ nhân Trần Văn Thọ (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột)
Xã hội

Sinh vật cảnh hội tụ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Tại Quảng trường 10.3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh TP. Buôn Ma Thuột lần thứ II - năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.