Ghép phổi là thách thức lớn đối với ngành y tế

Hiện nay, Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%. Việt Nam cũng thực hiện hơn 8.000 ca ghép tạng, bao gồm: Thận, tim, gan, phổi, tụy, khí quản… nhưng số ca ghép phổi vẫn còn rất khiêm tốn. Đó là thông tin tại hội thảo "Ghép phổi từ người cho chết não - Thực trạng và giải pháp" do Bệnh viện Việt Đức tổ chức mới đây.

Thực hiện thành công 11 ca ghép phổi

Hiện nay, bệnh phổi là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, ghi nhận tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương có khoảng 6,7% ca bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 6 - 7% ca mắc bệnh phổi mô kẽ phải điều trị suốt đời; nhiều trường hợp chỉ có cơ hội sống khi được ghép phổi. Trong khi đó, gánh nặng bệnh phổi có chiều hướng gia tăng đáng kể, nhất là sau giai đoạn đại dịch Covid-19 càng làm cho nhu cầu phát triển các kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo TS. Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, kể từ ca ghép phổi thành công đầu tiên cách đây 30 năm, ghép phổi đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn chăm sóc được thiết lập để điều trị bệnh phổi giai đoạn cuối ở những bệnh nhân có chỉ định ghép. Những tiến bộ trong bảo tồn phổi, kỹ thuật phẫu thuật và chế độ ức chế miễn dịch đã dẫn đến việc thực hiện thường quy ghép phổi trên toàn thế giới cho ngày càng nhiều bệnh nhân, với các chỉ định rộng hơn.

Đến nay, nước ta đã thực hiện thành công 11 ca ghép phổi. Nguồn: ITN
Đến nay, nước ta đã thực hiện thành công 11 ca ghép phổi. Nguồn: ITN

Ca ghép phổi lớn thành công nhất gần đây là ca ghép được thực hiện vào chiều 30 Tết Nguyên đán vừa qua. Để thực hiện ca ghép, Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động khoảng 80 cán bộ y, bác sĩ bệnh viện trực tiếp tham gia (và nhiều nhân lực khác sẵn sàng điều động, làm việc trực tuyến) cùng sự phối hợp và hỗ trợ từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội…

Sau khi hội chẩn với các giáo sư nước ngoài, ca phẫu thuật đã được tiến hành và ca ghép đã thành công tốt đẹp ở mức cao nhất. Trên thế giới, ghép phổi hầu hết chỉ được thực hiện ở các nước phát triển do đây là kỹ thuật ghép tạng rất khó và chi phí lớn nhưng tại Bệnh viện Phổi Trung ương, ca ghép này lại được thực hiện thành công trên một người bệnh nghèo ở vùng núi cao Bắc Kạn. Đây là dấu mốc lớn ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương với những chỉ đạo và quan tâm đặc biệt của Bộ Y tế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Theo PGS. Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, trong số các tạng ở Việt Nam đang ghép tốt, thì tụy và phổi có số lượng ghép rất ít với một ca ghép tụy, 11 ca phổi, trong khi thận thì hầu như ngày nào cũng ghép. Riêng tại Bệnh viện Việt Đức, mỗi tuần ghép từ 3 - 5 ca.

Cần sự phối hợp chặt chẽ

Nhiều chuyên gia cho rằng, ghép phổi vẫn là một thách thức, bởi quy trình chuyên môn kỹ thuật của ghép phổi rất khác so với kỹ thuật ghép của nhiều tạng khác. Không giống như tim, công tác ghép phổi phải được chuẩn bị trước từ rất sớm. Để hoàn thiện quy trình ghép phổi, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác nội khoa phía người nhận với bên có người hiến. Một bệnh nhân chết não hiến tặng phổi, nếu không có đơn vị nào sẵn sàng chờ để ghép thì sẽ phải bỏ lá phổi đó đi.

Theo PGS.TS Nguyễn Đồng Hệ, nguyên nhân khiến việc ghép tụy và phổi lại ít như vậy vì phổi là tạng ghép khó, chi phí cao, phổi lại là tạng cần lấy từ người hiến chết, không như thận - có thể ghép từ người hiến sống. Việt Nam từng có ca ghép phổi từ người hiến sống, nhưng là 2 người hiến sống (mỗi người hiến 1 phần phổi) mới đủ để ghép cho một người bệnh. Người sống hiến phổi rất khó, phức tạp và nguy hiểm.

Trên thế giới rất ít khi lấy phổi từ người hiến sống để ghép, chủ yếu lấy từ người chết não/chết tim để ghép. Trong khi, tỷ lệ hiến từ người chết não/chết tim ở Việt Nam thấp nên nguồn hiến phổi cũng còn thấp. Bên cạnh đó, một người chết não có thể hiến được 2 thận cho 2 người, gan cho 2 người, 1 tim, thì phổi chỉ có thể hiến được hơn 20% phổi, bởi việc hồi sức và bảo quản phổi có khó khăn riêng.

Không chỉ khó về kỹ thuật ghép mà việc chăm sóc sau ghép cũng khác hoàn toàn các tạng khác; khâu hồi sức và chăm sóc sau ghép cũng vô cùng khó khăn; kíp chăm sóc sau ghép và kíp mổ phải phối hợp 24/24 và phải theo dõi thường xuyên bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 8 - 9 tháng. 

TS. Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, nếu muốn ghép phổi trở thành phương pháp điều trị với người bệnh phổi mạn tính giai đoạn cuối thì không còn cách nào khác là phải sắp xếp lại công tác ghép phổi với sự kết hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa.

Để đẩy mạnh ghép phổi, có ý kiến cho rằng, cần sửa Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006; có cơ chế đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, môi trường… liên quan đến ghép phổi. Đặc biệt, cần kết hợp giữa các bệnh viện, các trung tâm có chuyên môn cao để hỗ trợ lẫn nhau cả về kỹ thuật ghép và chăm sóc sau ghép.

Sức khỏe

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.