Gần 6.300 ý kiến giáo viên gửi tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong cuộc gặp gỡ ngày 15.8 tới

Tới nay, đã có gần 6.300 ý kiến của đội ngũ giáo viên, giảng viên gửi về chương trình Bộ trưởng GD - ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục - đào tạo năm 2023.

Ngày 15.8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục - đào tạo năm 2023. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ trưởng GD-ĐT đối thoại với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trong ngành giáo dục của cả nước.

Chương trình sẽ được tổ chức trong 1 ngày, theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Chương trình là dịp để Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thông tin về tình hình của ngành; chia sẻ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước chuẩn bị năm học mới.

Đồng thời qua chương trình, Bộ trưởng sẽ lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay; giúp việc định hướng chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD-ĐT và thực hiện thành công đổi mới GD-ĐT.

Ngày 15.8 sắp tới, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đối thoại với giáo viên cả nước -0
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (Ảnh: Bộ GD-ĐT)

Theo dự kiến, buổi sáng 15.8, Bộ trưởng sẽ gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD-ĐT đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, các trường chuyên biệt. Điểm cầu trực tiếp được tổ chức tại Bộ GD-ĐT. Điểm cầu trực tuyến kết nối tới 63 Sở GD-ĐT và dự kiến tới cả địa bàn huyện, cơ sở giáo dục (tùy điều kiện cụ thể của địa phương).

Buổi chiều, Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD-ĐT đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm. Bộ trưởng chủ trì tại điểm cầu Bộ GD-ĐT; các điểm trực tuyến được kết nối tới các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên cả nước.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, để chuẩn bị tổ chức Chương trình, Công đoàn Giáo dục Việt Nam làm đầu mối nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đội ngũ giáo viên, giảng viên và đến nay tập hợp được khoảng 6.294 ý kiến.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tổng hợp lại các ý kiến này. Kết quả tổng hợp cho thấy, với giáo dục phổ thông, các ý kiến tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn.

Nhóm thứ nhất liên quan đến triển khai Chương trình GDPT 2018, như dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường.

Nhóm thứ hai liên quan đến chế độ chính sách nhà giáo, như tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non.

Nhóm thứ ba liên quan đến điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên, như trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…

Đối với khối giáo dục đại học, có khoảng hơn 200 ý kiến của các giảng viên, tập trung vào 4 nhóm vấn đề: tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học; nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các nhà trường; vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục và thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới…

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện

Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.