“Đường tơ” đối thoại với không gian đình Yên Thái

Tại đình Yên Thái, số 8 ngõ Tạm Thương, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đang diễn ra triển lãm “Đường tơ”, với các tác phẩm chất liệu truyền thống từ lụa, giấy dó... được sáng tác gần đây.

Theo giám tuyển triển lãm Nguyễn Thế Sơn, lấy cảm hứng từ lịch sử và câu chuyện của Nguyên Phi Ỷ Lan từ khi xuất thân là thôn nữ trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho tới khi làm Hoàng Thái Hậu và những lần buông rèm nhiếp chính trong lịch sử, các tác phẩm trong triển lãm xuất hiện với chất liệu truyền thống từ lụa, giấy dó, sắp đặt tranh lụa, sắp đặt đèn lồng… tô điểm thêm vẻ đẹp của ngôi đình cũng như góp sức ngợi ca công đức của Nguyên Phi Ỷ Lan trong lịch sử dân tộc và với chính người dân làng Yên Thái.

Triển lãm nằm trong dự án “Chuyện đình trong phố”, tiếp tục hành trình kết nối mở rộng bản đồ nghệ thuật trong khu phố cổ khi gắn kết các tác phẩm nghệ thuật đối thoại với các không gian di sản trong những ngôi đình.

Lần này đình Yên Thái là điểm dừng chân tiếp theo khi các nghệ sĩ được đối thoại với một ngôi đình có tuổi đời hàng trăm năm. Ngôi đình gắn với tên tuổi của Nguyên Phi Ỷ Lan - người được dân gian tôn làm Quốc mẫu (Lý Đại Mẫu Nghi) và Thành hoàng của làng Yên Thái, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương xưa kia.

Triển lãm “Đường tơ” đối thoại với không gian đình Yên Thái -0
Triển lãm nằm trong dự án “Chuyện đình trong phố”. Ảnh: BTC

Cùng với đình Hà Vỹ, đình Tú Thị, đình Trung Yên, đình Phả Trúc Lâm, đình Nam Hương, đình Yên Thái sẽ góp thêm vào bản đồ nghệ thuật phố cổ khi gắn kết với những không gian văn hóa nghệ thuật nổi tiếng trước đó như Hội Quán Quảng Đông xưa, Không gian nghệ thuật công cộng Phùng Hưng, không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân… để góp phần thúc đẩy giá trị văn hóa di sản trong đời sống của đô thị hiện đại.

Triển lãm của những nghệ sĩ trẻ ngày hôm nay trong một không gian di tích lịch sử hy vọng sẽ như cầu nối thu hút du khách thập phương cũng như chính cộng đồng người dân đặc biệt là thế hệ trẻ thêm phần yêu thích và trân quý những giá trị lịch sử văn hóa quý báu và thiêng liêng của dân tộc, cũng như gợi mở tình yêu nghệ thuật trong xã hội hiện đại.

Triển lãm diễn ra đến ngày 15.7.

Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Điểm đến của cà phê thế giới
Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Điểm đến của cà phê thế giới

Ngày 12.2, tại Hà Nội, Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tổ chức họp báo để thông tin về lễ hội. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 có chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, được tổ chức từ ngày 9.3 đến ngày 13.3 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh.

Rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường.
Văn hóa

Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm. Nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đêm Khai ấn.

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”
Văn hóa - Thể thao

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”

Hòa nhạc Four Seasons of Love - Bốn mùa tình yêu như lời thì thầm dịu dàng của âm nhạc, đưa khán giả vào hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc tinh tế, khi mùa xuân vừa khẽ chạm vào đất trời.

Tiếng ai xanh cả khung trời…
Văn hóa - Thể thao

Tiếng ai xanh cả khung trời…

Thơ ca không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là biểu hiện tinh hoa của tâm hồn con người và văn hóa dân tộc. Dưới ánh sáng của thơ ca, đời sống trở nên phong phú, tươi đẹp hơn; những giá trị quốc gia cũng theo đó mà soi tỏ, cộng hưởng...

Quang cảnh tế lễ rước cá (Phan Phương)
Văn hóa - Thể thao

Lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần

Trong chương trình tổ chức lễ hội Đền Trần đã đã diễn ra lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đây là một nghi thức trong chương trình Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội
Văn hóa - Thể thao

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội

Hoạt động lễ hội truyền thống đang dần đi vào nền nếp, song vẫn chưa được như kỳ vọng; theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cần có cái nhìn thấu đáo, phối hợp chặt chẽ để lễ hội giữ được bản sắc, mãi là một phần thiêng liêng trong tâm thức người Việt.

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy
Văn hóa - Thể thao

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy

Chiều tối 10.2, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đã ký Công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý.

Lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức từ ngày 8-13.2 (tức từ 11-16 tháng Giêng)
Văn hóa

Nhiều nét mới tại lễ khai ấn Đền Trần Nam Định

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều nhà Trần.