Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Nhiều hộ dân tại TP Thủ Đức chưa chấp nhận giá bồi thường

Dù ủng hộ Dự án đường Vành đai 3 nhưng nhiều hộ dân tại TP Thủ Đức đến nay vẫn chưa chấp thuận giá bồi thường, họ mong muốn chính quyền có sự điều chỉnh hợp lý, sát với giá thị trường.

Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức hiện đang thi công nhưng nhiều khu vực chưa xong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong ảnh là đoạn qua phường Trường Thạnh. Ảnh: Quang Phương.

Ngày 3.3, theo ghi nhận, Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức hiện đang thi công một số khu vực, tuy nhiên theo bản đồ quy hoạch, nhiều nhà dân vẫn còn hiện hữu, khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa xong.

Hiện tại, nhiều hộ dân có nhà, đất trong diện quy hoạch của dự án trên địa bàn các phường Long Trường, Trường Thạnh... có đất tiếp giáp với mặt tiền đường lớn, bị thu hồi bởi dự án vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường, hỗ trợ.

Ông Lê Minh Thắng (hộ dân có đất nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Xiển, phường Trường Thạnh) bị thu hồi bởi Dự án đường Vành đai 3, chia sẻ: "Chúng tôi rất ủng hộ Dự án đường Vành đai 3 nhưng không đồng thuận với giá đền bù đất nông nghiệp. Bởi giá đền bù đất nông nghiệp nằm sâu trong hẻm, không có đường từ 5,8-6 triệu đồng/m2, trong khi giá đền bù đất nông nghiệp ở vị trí mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển, Tam Đa… chỉ nhỉnh hơn một chút, khoảng 7,6 triệu đồng/m2. Hiện thị trường giao dịch từ 40-50 triệu đồng/m2, như vậy quá thấp so với giá thị trường, người dân sẽ chịu thiệt rất nhiều".

Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Khu nhà, đất của ông Lê Minh Thắng nằm trong diện bị giải tỏa bởi Dự án đường Vành đai 3. Đến nay ông vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường. Ảnh Quang Phương chụp ngày 3.3. 

Tương tự, ông Bùi Thành Tuấn, hộ dân có đất bị thu hồi mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh, ý kiến: "Từ khi TP Thủ Đức đưa ra giá bồi thường, hỗ trợ, chúng tôi đã không chấp thuận dù rất ủng hộ Dự án đường Vành đai 3. Chúng tôi sẵn sàng bàn giao mặt bằng nhưng phải xem xét lại giá bồi thường cho thỏa đáng. Chúng tôi đã gửi đơn thư kiến nghị đến nhiều cơ quan, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cũng lắng nghe ý kiến của chúng tôi, cũng chuyển đơn về TP Thủ Đức đề nghị giải quyết nhưng đến nay người dân vẫn chờ đợi".

“Giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất trồng cây lâu năm tiếp giáp với đường lớn như trên là quá thấp. Đó chưa kể đến việc, cùng một tuyến đường Nguyễn Xiển nhưng giá đất nông nghiệp bên phía tỉnh Bình Dương cao gấp 3 lần so với TP. Hồ Chí Minh”, ông Tuấn thông tin.

Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Khu nhà, đất của ông Bùi Thanh Tuấn nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh. Ảnh Quang Phương chụp ngày 3.3.

Tương tự là trường hợp của ông Lương Ngọc Lâm, ông Lâm cho biết: "Trong những lần tiếp xúc cử tri, lãnh đạo TP Thủ Đức sau khi nghe chúng tôi trình bày kiến nghị đã tiếp thu và mong muốn có được giá bồi thường sát với giá trị trường để người dân, doanh nghiệp giảm đi thiệt hại và bất tiện khi phải di dời nhà cửa, tái ổn định cuộc sống. Chúng tôi cũng đã đề nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương công khai chứng thư thẩm định giá. Đơn thư kiến nghị gửi đi khá nhiều nhưng đến nay quyền lợi của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, vẫn chưa có phản hồi cuối cùng từ cơ quan có thẩm quyền".

Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Khu nhà, đất của ông Lương Ngọc Lâm thuộc diện bị thu hồi để triển khai Dự án đường Vành đai 3. Đến nay, ông vẫn không chấp thuận giá bồi thường, hỗ trợ. Ảnh: Quang Phương chụp ngày 3.3. 

Trước đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh có văn bản về việc đôn đốc giải quyết đơn của ông Bùi Thanh Tuấn gửi Chủ tịch UBND TP Thủ Đức.

Theo đó, Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh nhận được đơn của ông Bùi Thanh Tuấn (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức). Nội dung: Kiến nghị về việc không đồng ý đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự án thành phần 2 đường Vành đai 3 qua TP. Hồ Chí Minh trên địa bàn TP Thủ Đức theo Văn bản số 314/CSBT-HĐBT ngày 26.4.2023 do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án lập. 

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đã chuyển đơn gửi đến Chủ tịch UBND TP Thủ Đức để xem xét, giải quyết, báo cáo kết quả thực hiện về Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh.

Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài hơn 76km, kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các địa phương khác trong vùng.

Tuyến đường Vành đai 3 được đầu tư theo quy mô cao tốc vận tốc 100km/h, quy mô phân kỳ 4 làn xe và đường song hành hai bên (đường đô thị 2-3 làn xe) đầu tư không liên tục. Tổng mức đầu tư dự án gần 75.400 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Theo lộ trình được phê duyệt, dự án sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025, đưa vào khai thác từ năm 2026.

Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Khu vự có nhà, đất của ông Đoàn Văn Hoàng thuộc diện bị thu hồi bởi Dự án đường Vành đai 3. Ảnh: Quang Phương.
Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức hiện nhiều đoạn chỉ mới vừa xong công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Quang Phương.
Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Một dãy nhà xây dựng kiên cố thuộc diện bị giải tỏa bởi Dự án đường Vành đai 3 hiện đang hiện hữu do người dân chưa chấp nhận giá bồi thường. Ảnh: Quang Phương.
Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Vì sao còn nhiều hộ dân có đất giáp mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức vẫn chưa chấp nhận giá bồi thường? -0
Một số khu vực của Dự án đường Vành đai 3 đang tiến hành thi công kiểu "cuốn chiếu", giải phóng mặt bằng đến đâu, thi công đến đó. Trong ảnh, phần cây xanh phía sau hình là khu nhà, đất của ông Lê Minh Thắng. Ảnh: Quang Phương.

Địa phương

Long An: Công ty TNHH Thép Thế Anh vi phạm kê khai, nộp thuế
Địa phương

Long An: Công ty TNHH Thép Thế Anh vi phạm kê khai, nộp thuế

Dù mới thành lập chưa đầy 3 năm, Công ty TNHH Thép Thế Anh – doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng – vừa bị Cục Thuế tỉnh Long An xử phạt vi phạm hành chính, truy thu và tính tiền chậm nộp thuế với tổng số tiền hàng tỷ đồng do nhiều sai phạm trong kê khai, hạch toán và nộp thuế.

Về nguồn
Địa phương

Về nguồn

"Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm/ Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình/ Nòi giống Lạc Hồng, giống Rồng Tiên/ Nguyện ôm bao đời đất mẹ…". Lời ca khúc “Dòng máu lạc hồng” trầm vang khắp núi rừng Nghĩa Lĩnh như lời hiệu triệu, như thôi thúc những người con ở khắp mọi miền của Tổ quốc hòa mình vào không khí trang nghiêm, trầm mặc của vùng đất Tổ linh thiêng, để cúi đầu tạ ơn công đức của cha ông đã có công dựng nước… Bởi đây là ngày mà “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”.

Xứ Nghệ trong gió mới
Hoạt động chính quyền

Xứ Nghệ trong gió mới

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!” - Lời căn dặn ấy của Bác Hồ không chỉ khẳng định công lao to lớn của các Vua Hùng trong “mở nước, dựng nước” mà luôn là lời nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống con cháu Lạc Hồng, giữ gìn giang sơn gấm vóc, đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Đoàn công tác tỉnh Long An tại Ibaraki (Nhật Bản)
Địa phương

Khẳng định vị thế, mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất

Đoàn công tác tỉnh Long An đã kết thúc thành công chuyến công tác tại Nhật Bản, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Long An và Nhật Bản. Những kết quả đạt được trong chuyến công tác khẳng định vị thế của tỉnh, đồng thời mở ra nhiều triển vọng hợp tác thực chất, hiệu quả trong thời gian tới.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5
Địa phương

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ không thực hiện các công tác ngừng, giảm cung cấp điện trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (từ 0h ngày 5.4 đến 24h ngày 7.4) và kỳ nghỉ Lễ 30.4-1.5 (từ 0h ngày 30.4 đến 24h ngày 4.5), trừ trường hợp xử lý sự cố.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 67, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV
Địa phương

Sắp xếp đơn vị hành chính, lựa chọn cán bộ cho cơ sở

Bên cạnh nhiệm vụ bứt phá kinh tế, Hội nghị lần thứ 67, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV đã nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chủ trì hội nghị quan trọng này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ dám làm, tập trung tối đa nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị trọng tâm của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các lãnh đạo sở xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy
Địa phương

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực

Cà Mau đang quyết tâm xây dựng một bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính để giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống chính trị tinh gọn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.