Vốn chính sách giúp phụ nữ làm chủ cuộc sống

Không ít phụ nữ thôn quê, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có chung khát khao vươn lên, tự lập cuộc sống. Đặc biệt, nhiều người đã khởi nghiệp với những đồng vốn vi mô của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), từng bước vượt qua khó khăn, tự tin làm chủ cuộc sống và làm khởi sắc các vùng quê nghèo…

Nhờ vốn chính sách, nhiều chị em ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tự tin làm chủ cuộc sống Ảnh: Bình Nhi
Nhờ vốn chính sách, nhiều chị em ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tự tin làm chủ cuộc sống
Ảnh: Bình Nhi

Rực rỡ những đóa hoa đồng nội

Chị Nguyễn Thị Mỹ Liên, sinh năm 1976 là một tấm gương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi của hội viên khu phố 2, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Thời gian đầu lập nghiệp, chị đã gặp rất nhiều khó khăn, cũng chính vì thế khi được tiếp cận với nguồn vốn vay từ NHCSXH, đã mang lại tia hy vọng “đổi đời” cho chị cũng như nhiều chị em khác.

Nhớ lại thời điểm năm 2015, khi còn là hộ nghèo “bền vững” của thị trấn Vân Canh, được NHCSXH cho vay 50 triệu từ nguồn vốn hộ nghèo, chị Liên đầu tư nuôi lợn thịt. Nhờ chịu khó tìm hiểu kinh nghiệm của những người nuôi trước và tích cực học hỏi, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn, chị Liên đã dần phát triển từ chăn nuôi nhỏ lẻ thành trang trại tập trung. Hiện nay, trang trại của chị Liên luôn duy trì hơn 100 con lợn thịt, mang lại thu nhập ổn định và cuộc sống sung túc cho gia đình.

Chia sẻ thêm về hoàn cảnh của chị Liên, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn, Khu phố 2 Đặng Thị Trọng cho biết, gia đình chị Liên là một trong số rất nhiều thành viên trong tổ đã phát huy hiệu quả nguồn vốn vay để vươn lên làm giàu. Chị Liên luôn chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ và vận động bà con, các thành viên trong tổ sử dụng vốn đúng mục đích; góp phần làm giàu cho khu phố và thị trấn.

Tại Bình Phước, những phụ nữ của miền đất Đông Nam bộ cũng không phụ lòng các cán bộ tín dụng chính sách. Gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh ở Khu phố 5, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long là một ví dụ. Chị Ánh tâm sự, gia đình chị được vay số tiền là 50 triệu đồng vốn chương trình hộ nghèo năm 2015 đầu tư chăn nuôi tổng hợp. Năm 2021, gia đình chị Ánh đã thoát hộ nghèo chuyển sang đối tượng là hộ cận nghèo và phải thực hiện trả nợ đến hạn theo quy định.

“Tuy nhiên, trong lòng luôn lo sợ vì trả nợ xong, nguồn vốn tái sản xuất chẳng còn là bao, nếu không may gặp “biến cố” rất dễ bị tái nghèo” - chị Ánh nói. Đúng lúc đó, được Hội phụ nữ khu phố 5, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long giới thiệu, gia đình chị Ánh lại một lần nữa được vay vốn chương trình hộ cận nghèo với số tiền là 100 triệu từ NHCSXH thị xã Phước Long. Có vốn trong tay, chị Ánh tiếp tục tái đầu tư chăn nuôi và nâng đàn bò lên hàng chục con.

Có thể khẳng định, các chương trình tín dụng ưu đãi đã mang lại tương lai tươi sáng cho hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách; giúp người yếu thế, trong đó có các chị em luôn tự tin, hòa nhập nhanh với xã hội, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên cả nước. Quan trọng hơn, khi cuộc sống khá giả, các chị em còn có thời gian tham gia các hoạt động xã hội, hội đoàn thể, đóng góp vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đến 30.9.2021, có 54.982 Tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý đạt loại tốt (đạt 87,27%); 5.387 tổ khá (đạt 8,55%), 2.274 tổ trung bình (đạt 3,61%), 361 tổ yếu (đạt 0,57%) và không xếp loại 56 tổ.

Tuyên truyền luôn đi trước một bước

Theo Phó Chủ tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa, nhận thấy nguồn vốn tín dụng ưu đãi có thể giúp các hội viên nghèo của Hội có điều kiện vươn lên, phát triển kinh tế, nên các cấp hội luôn đặc biệt quan tâm, phối hợp với NHCSXH các tỉnh, thành phố để cùng quản lý, chuyển tải và giúp hội viên sinh lời cho đồng vốn. Đặc biệt, luôn coi trọng công tác tuyên truyền và phương châm tuyên truyền phải đi trước một bước.

Trong 8 tháng năm 2021, các cấp hội đã tổ chức trên 38 nghìn cuộc tuyên truyền lồng ghép với gần 1,9 triệu lượt người tham dự; viết và phát gần 7,5 nghìn tin, bài về hoạt động ủy thác với NHCSXH, các gương điển hình trong lĩnh vực phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững... Tại Trung ương Hội, Cổng thông tin điện tử đã đăng tải được gần 180 tin, bài; 370 ảnh và 7 clip có nội dung về hoạt động của các cấp Hội từ Trung ương đến cơ sở về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, các mô hình làm kinh tế. Bên cạnh đó, các cấp Hội phối hợp với NHCSXH tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, quy trình giải ngân, quản lý nguồn vốn; hướng dẫn các thủ tục, quy định mới trong hoạt động ủy thác cho trên 70 nghìn cán bộ Hội và Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Đặc biệt, Hội Phụ nữ Việt Nam còn ban hành văn bản về việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động tiết kiệm - tín dụng tại các cấp Hội, trong đó yêu cầu Ban Thường vụ Hội Phụ nữ 63 tỉnh/thành tập trung vận động hội viên, phụ nữ ưu tiên tham gia tiết kiệm trong 2 loại hình là tiết kiệm tại NHCSXH, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tổ chức tài chính vi mô và các chương trình/dự án tài chính vi mô của Hội; tiết kiệm tại tổ góp vốn xoay vòng, nhưng phải bảo đảm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19.2.2019. 

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên và tập huấn thường xuyên về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý vốn, đến 30.9.2021, tổng dư nợ ủy thác qua Hội Phụ nữ đạt 92.465 tỷ đồng, chiếm 38,40% tổng dư nợ ủy thác, tăng 5.514 tỷ đồng so với cuối năm 2020; nợ quá hạn chiếm 0,2% tổng dư nợ nhận ủy thác, nợ khoanh chiếm 0,34% tổng dư nợ nhận ủy thác; quản lý 63.060 Tổ Tiết kiệm và vay vốn với hơn 2,4 triệu khách hàng; 99,98% số Tổ Tiết kiệm và vay vốn có tổ viên tham gia gửi tiền với số dư 5.987 tỷ đồng (tăng 595 tỷ đồng so với năm 2020).

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…