Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri

Nhiều vấn đề về đất đai, chế độ chính sách, giáo dục…đã được các cử tri huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) quan tâm, gửi gắm đến các Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.

Chiều 25.4, tại thị trấn Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tiếp xúc cử tri tại Nghi Xuân -0
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri tại huyện Nghi Xuân để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Tham dự buổi tiếp xúc cử tri có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng - ĐBQH Hà Tĩnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các vị ĐBQH Hà Tĩnh.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra 2 đợt: đợt 1 từ ngày 22.5 đến ngày 10.6.2023; đợt 2 từ ngày 19.6 đến ngày 23.6.2023. Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng như thông qua 8 dự án luật, 2 nghị quyết; cho ý kiến 8 dự án luật; xem xét các vấn đề KT-XH, ngân sách Nhà nước.

Để tham gia Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đạt kết quả tốt, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh và các ĐBQH đang tập trung nghiên cứu, góp ý kiến về dự kiến chương trình, các nội dung kỳ họp, đồng thời tiếp xúc cử tri tại các địa phương; tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều vấn đề được cử tri huyện Nghi Xuân rất quan tâm, muốn gửi gắm, kiến nghị đến các Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.

Về lĩnh vực nông nghiệp, cử tri kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, hướng dẫn tháo gỡ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản; sớm hỗ trợ nguồn ngân sách Trung ương để hoàn thiện các tuyến đê biển trên địa bàn. Hằng năm, ưu tiên, bố trí nguồn vốn để thực hiện tốt mục tiêu về tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ này để xây dựng Nông thôn mới (NTM) ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Cử tri đề nghị Quốc hội cần có chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử cấp quốc gia; tiếp tục đầu tư di tích Quốc gia đặc biệt khu lưu niệm Nguyễn Du.

Cử tri cho rằng, việc thu phí cầu Bến Thủy 1 khiến nhu cầu thông thương của bà con hai địa phương bị ảnh hưởng, đề nghị Quốc hội giám sát và có ý kiến về việc dừng trạm thu phí cầu Bến Thủy 1. Xem xét các dự án hoạt động không hiệu quả trên địa bàn để tránh lãng phí nguồn lực đầu tư cũng như tránh lãng phí về đất đai.

Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cử tri mong muốn tiếp tục nâng cao chất lượng các trường nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp huyện; hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các trường học trên địa bàn; có chủ trương khảo sát, xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo tính lâu dài; quan tâm tới chế độ, chính sách đối với nhà giáo.

Cử tri Nghi Xuân cũng đề nghị bổ sung đối tượng được hỗ trợ tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP đối với người có công với cách mạng; bổ sung, sửa đổi Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg của Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tiếp xúc cử tri tại Nghi Xuân -0
Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng thông tin một số nội dung đến cử tri.

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng tiếp thu, giải trình và thông tin một số nội dung, vấn đề cử tri quan tâm.

Đối với những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Trung ương, Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp, gửi các cơ quan xem xét, giải quyết, trả lời cử tri; đối với những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của địa phương đề nghị tỉnh, huyện quan tâm kịp thời xem xét, giải quyết đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của bà con.

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng đề nghị huyện Nghi Xuân cần phát huy thành quả xây dựng NTM; chính quyền và người dân Nghi Xuân cần tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa; gắn xây dựng NTM, phát triển du lịch với việc phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, danh lam, thắng cảnh và phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản địa phương.

Kịp thời rà soát điều chỉnh, bổ sung các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn và đô thị; tăng cường quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn; tập trung xây dựng đề án phát triển đô thị Nghi Xuân theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đổi mới, tạo đột phá trong quảng bá và hỗ trợ, xúc tiến đầu tư phát triển vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, du lịch, dịch vụ.

Kịp thời giải quyết tồn đọng, vướng mắc về đất đai; tập trung tháo gỡ công tác đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án. Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, thường xuyên sâu sát cơ sở...

Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn và lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn và lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa chính là một trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đội ngũ người có uy tín tích cực vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn
Địa phương

“Điểm tựa” của bản làng xứ Thanh

Những năm gần đây, khắp các bản làng khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang “trở mình”, vươn lên phát triển từng ngày; để có được những đổi thay đó, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là những điểm tựa vững chắc. Do đó, tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ để những người có uy tín thực sự là “cánh tay nối dài” đắc lực của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị Long Thành

Tại Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt vừa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và sông Đồng Nai được xác định là 2 lợi thế cực kỳ lớn của tỉnh trong quá trình phát triển. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đối với đô thị Long Thành sẽ là cơ sở khai thác, phát huy hết lợi thế phát triển.

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức
Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18.11.1930-18.11.2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Trên đường phát triển

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.