Đình làng Việt, những điều còn - mất

Đó là tên triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 8 - 23.8, tại Heritage Space, 28 Trần Bình, Hà Nội. Nhiều hoạt động cũng sẽ được tổ chức dịp này nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản đình làng.

Đình làng chứa đựng rất nhiều giá trị như kiến trúc, điêu khắc, văn hóa, lịch sử của người Việt, nhưng thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều đình làng có giá trị đang bị bỏ quên, bị xâm hại; một số đình làng lại bị trùng tu sai, biến dạng. Những giá trị truyền thống của di sản đình làng Việt đang dần tan biến trong chính những cái đang tồn tại. Chính vì vậy, nhóm Đình làng Việt (gồm các nhà nghiên cứu, những người yêu mến di sản và mỹ thuật truyền thống) đã có ý tưởng tổ chức sự kiện Đình làng Việt, những điều còn - mất nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội đối với di sản đình làng.

Đình Chu Quyến, Ba Vì, Hà Nội Ảnh: Đình làng Việt
Đình Chu Quyến, Ba Vì, Hà Nội 
 Ảnh: Đình làng Việt 
Triển lãm chia sẻ với công chúng góc nhìn khái quát, nét đặc sắc trong không gian văn hóa, kiến trúc, điêu khắc đình làng Việt Nam; đồng thời mô phỏng chân thực hiện trạng thay đổi, biến dạng, xuống cấp của các di tích đình làng truyền thống tại nhiều địa phương. Hơn 100 bức ảnh do các thành viên chụp khi đi điền dã tại nhiều làng xã trên địa bàn vùng châu thổ Bắc bộ như khu vực Tây - Nam Hà Nội (Hà Tây cũ), các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình... Triển lãm tập trung vào hai chủ đề: Tinh hoa đình làng Việt, gồm đặc trưng kiến trúc đình làng, vẻ đẹp kiến trúc, điêu khắc đình làng và không gian văn hóa xung quanh đình làng Việt như lễ hội, phong tục, tập quán của làng xã; Biến đổi của đình làng Việt, nguy cơ biến mất của những ngôi đình cổ (đang bị xuống cấp nghiêm trọng), biến dạng những giá trị truyền thống (trùng tu sai)... 3 tọa đàm sẽ được tổ chức, gồm: Vai trò của báo chí truyền thông trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản (ngày 8.8); Di sản làng xã còn và mất trong lòng nhân dân (16.8); Đình làng Việt, những điều còn - mất (22.8). Đây là diễn đàn để các nhà chuyên môn, những người trực tiếp sống và làm việc ở làng quê cùng công chúng trao đổi về các vấn đề liên quan tới bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung, đình làng nói riêng.

Trong thời gian diễn ra triển lãm còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống của nghệ nhân phường xoan xã Hùng Lô, Việt Trì (Phú Thọ); diễn xướng dân gian Khúc hát đêm hội làngChiếu chèo sân đình do CLB Những người yêu di sản âm nhạc truyền thống thể hiện... Một số nhà nghiên cứu sẽ giới thiệu về các hình thức diễn xướng dân gian, các loại hình âm nhạc dân gian gắn với đình làng - lịch sử và sự phát triển. Các nghệ nhân trẻ là thành viên nhóm Đình làng Việt ở làng Chàng Sơn, làng Sơn Đồng, làng Đồng Kỵ cũng sẽ trình diễn nghệ thuật điêu khắc, chạm, khảm..., khẳng định giới trẻ vẫn luôn tiếp nối cha ông trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.

Triển lãm Đình làng Việt, những điều còn - mất nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng chung tay bảo vệ đình làng nói riêng và di sản nói chung, tạo sức lan tỏa, đặc biệt hướng trong giới trẻ tìm hiểu, gìn giữ và truyền bá văn hóa truyền thống dân tộc. Đình làng Việt, những điều còn - mất dự kiến sẽ được triển lãm lưu động trong khuôn viên các nhà trường để truyền cho học sinh, sinh viên tình yêu đình làng, yêu di sản của cha ông. Qua sự kiện này, Ban tổ chức cũng hy vọng các di tích đang bị xuống cấp sẽ được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trùng tu, tôn tạo.

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.