Giải quyết dứt điểm các dự án "treo", chậm tiến độ

Thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội, thời gian qua, UBND thành phố đã đề ra nhiều giải pháp căn cơ, hiệu quả để "tăng tốc" tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8.4.2022 của HĐND thành phố về "Biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội", UBND thành phố đã giao các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, tập trung xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm liên ngành và kết luận đối với từng dự án. Đồng thời, làm rõ lý do, nguyên nhân, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và có phương án xử lý phù hợp; tạo điều kiện cho chủ đầu tư có phương án, thời gian khắc phục khả thi góp phần ngăn chặn các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng công trình.

"Nhiều dự án được gia hạn đã khắc phục vi phạm, sử dụng đất đúng mục đích, chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư, tập trung nguồn lực, khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đưa đất vào sử dụng, thực hiện dự án đầu tư; nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước theo quy định. Các trường hợp cố tình chây ỳ, tiếp tục vi phạm bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật", Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND thành phố đã chủ trì cùng các Phó Chủ tịch UBND thành phố, giám đốc các sở, ngành và Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã để chỉ đạo xử lý đối với 712 dự án chậm triển khai; rà soát ghi hình cụ thể hiện trạng các dự án và yêu cầu các đơn vị có liên quan tập trung hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các chủ đầu tư nhằm khắc phục vi phạm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cũng như chủ động kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

UBND thành phố chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng các dự án chậm tiến độ kéo dài, không đưa đất vào sử dụng.
UBND thành phố chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng các dự án chậm tiến độ kéo dài, không đưa đất vào sử dụng

Đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng; các dự án vi phạm bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị chấm dứt hoạt động dự án được công khai, minh bạch thông tin tại địa phương và địa điểm sử dụng đất để tạo sự đồng thuận, giám sát của Nhân dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện. 

Đáng chú ý, lãnh đạo UBND thành phố cũng cho rằng, Hà Nội có số lượng dự án lớn, trải qua nhiều giai đoạn chính sách, quy định của pháp luật có nhiều thay đổi; quá trình triển khai dự án có nhiều diễn biến mức độ khác nhau, nhiều trường hợp phải xin ý kiến tham vấn các cơ quan chuyên ngành cấp trên về quy định pháp luật. Trong khi đó, các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, UBND thành phố đánh giá công tác xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, có vi phạm là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và xuyên suốt của các cấp, các ngành thành phố - đây là nhiệm vụ lớn, khó được Thành ủy, HĐND thành phố giao. 

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân chậm giải quyết các thủ tục hành chính

Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện, đặc biệt là để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8.4.2022 của HĐND thành phố, UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Cụ thể, tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất và tổ chức phân loại thành các nhóm dự án chậm triển khai. Trong đó, phải quyết liệt xử lý dứt điểm, giải quyết triệt để các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. 

"Đối với những trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, các nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành thì phải kịp thời báo cáo, đề xuất UBND thành phố, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng công tác xử lý, các dự án chậm tiến độ kéo dài, không đưa đất vào sử dụng", Phó Chủ tịch UBND thành phố khẳng định.

Đáng chú ý, các sở, ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và pháp luật về việc giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Thủ đô. Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ việc thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, trong đó chủ động phòng ngừa từ xa, phát hiện từ sớm các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn thành phố nhằm kịp thời xử lý dứt điểm, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn ngay từ ban đầu. 

Riêng đối với UBND các quận, huyện, thị xã, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị chủ động thực hiện công tác quản lý nhà nước tại địa phương, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng; giám sát, đôn đốc chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, thực hiện các kết luận thanh tra, kết luận kiểm tra, kiến nghị kiểm toán và chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; giám sát việc xử lý các vi phạm đối với chủ đầu tư của cơ quan có thẩm quyền để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền...

"Đặc biệt, thành phố sẽ xử lý nghiêm đối với từng tổ chức, cá nhân chậm giải quyết các thủ tục hành chính, không giám sát đôn đốc, né tránh trong việc tham mưu xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án chậm triển khai sử dụng vốn ngoài ngân sách", Phó Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.