Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV

Điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, với ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo, tỉnh Quảng Ninh đã vượt qua những khó khăn, thử thách, trở thành một trong những điểm sáng trong thực hiện các kế hoạch, mục tiêu; trong đó, có nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh trong bối cảnh có nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 liên tiếp bùng phát, tác động hầu khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Dù vậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo, tỉnh đã vượt qua những khó khăn, thử thách để trở thành một trong những điểm sáng của cả nước về chủ động phòng, chống dịch bệnh, giữ vững địa bàn; thể hiện tinh thần kế thừa, đổi mới, phát triển, đoàn kết nhất trí, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá trong thực hiện các kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và đạt nhiều thành công trong thực hiện “mục tiêu kép”.

Một góc thành phố Hạ Long sáng bừng bên bờ di sản. Ảnh: Trần Thanh
Một góc thành phố Hạ Long sáng bừng bên bờ di sản. Ảnh: Trần Thanh

Với những chủ trương, quyết sách đúng đắn, khoa học, nửa nhiệm kỳ qua, Quảng Ninh đã đạt được những kết quả toàn diện, ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực; kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định. Trong 3 năm 2020 - 2022, dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, song tăng trưởng kinh tế lần lượt đạt 10,05%, 10,12%, 10,28%. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh đạt mức tăng trưởng 2 con số trong 7 năm liên tiếp từ 2016 - 2022, lập nên kỳ tích trong công cuộc đổi mới. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 160.476 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 122.109 tỷ đồng, chiếm 76,1% và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tổng thu hút đầu tư ngoài ngân sách trong 2,5 năm đạt 430.736 tỷ đồng, trong đó thu hút FDI đạt trên 3,6 tỷ USD, gấp 3,6 lần so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 294.259 tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm.

Quảng Ninh cũng là địa phương duy nhất trong cả nước đến nay có 2 lần dẫn đầu đồng thời cả 4 chỉ số PCI, SIPAS, PAR-Index, PAPI (năm 2020, năm 2022); 6 năm liên tiếp giữ vị trí quán quân PCI; 10 năm liền nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước; duy trì 4 năm liên tiếp dẫn đầu chỉ số SIPAS; 4 năm liên tiếp dẫn đầu chỉ số PAR-Index.

Các lĩnh vực an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cũng được tỉnh chăm lo, phát triển toàn diện; đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đồng thời hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Diện mạo, cảnh quan ở các địa phương thay đổi từng ngày, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; mở rộng các cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và bảo đảm chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là trong phòng chống dịch bệnh vừa qua. Tổng chi an sinh xã hội, phúc lợi xã hội 3 năm (2020 - 2022) đạt 6.083 tỷ đồng. Các tiềm năng về lịch sử, văn hóa, con người Quảng Ninh được khơi dậy, phát huy.

Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XV vừa qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh: trong bối cảnh, tình hình có nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và phức tạp, nặng nề hơn so với dự báo, Quảng Ninh đã vượt khó và đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc như đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với tỉnh vào ngày 6.4.2022.

Những kết quả đạt được đó là những nỗ lực, cố gắng vượt bậc, sự đóng góp to lớn của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ tỉnh tới cơ sở; sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh. Tất cả đã trách nhiệm, tận tâm, tận lực đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh, quyết tâm tạo lập, giữ vững thành quả trong khát vọng và niềm tự hào giữ vững vị thế, uy tín của tỉnh là cực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc cùng chung đích đến vì hạnh phúc của nhân dân.

Về nhiệm vụ đến cuối nhiệm kỳ, trên cơ sở dự báo những khó khăn, thách thức, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang và vị thế rất quan trọng của Quảng Ninh; nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tiếp tục đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm để đưa Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về các mặt. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển và mọi sự phát triển đều hướng đích vì hạnh phúc của nhân dân.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thành các công trình giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục, hạ tầng số... Nâng cao chất lượng cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng, bình đẳng...

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…