Quận Tây Hồ phát triển OCOP gắn với du lịch

Với hơn 40 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), quận Tây Hồ thuộc nhóm địa phương đi đầu, và là "điểm sáng" của TP. Hà Nội trong triển khai thực hiện chương trình này. Một trong những điểm nhấn tạo nên sức hút cho các sản phẩm OCOP quận đó là phát triển sản phẩm OCOP thành đặc sản của địa phương gắn với phát triển du lịch.

Mỗi phường đều có sản phẩm OCOP

Thời gian qua, quận Tây Hồ luôn chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP xuất phát từ các làng nghề truyền thống, nghề gia truyền gắn với du lịch và dịch vụ. Với những lợi thế sẵn có, cùng sự quan tâm của thành phố, cũng như quận, đến nay Tây Hồ có trên 40 sản phẩm OCOP được thành phố đánh giá, công nhận.

Các sản phẩm truyền thống tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
Các sản phẩm truyền thống tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP

Chỉ tính riêng trong năm 2023, quận đã tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đối với 20 sản phẩm, của 8 chủ thể trên địa bàn. Trong đó, với 5 chủ thể lựa chọn sản phẩm tham gia OCOP là các loại bánh truyền thống đặc trưng của quận (bánh nướng, bánh dẻo, bánh chả, bánh cốm…): Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Thanh Hương; hộ kinh doanh bánh trung thu Bảo Phương; hộ kinh doanh Thanh Vân; hộ kinh doanh Đỗ Thế Gia; hộ kinh doanh bánh trung thu Ba Thể. Ngoài ra, còn có sản phẩm trà sen Hiền Xiêm của hộ kinh doanh Lưu Thị Hiền; một số thực phẩm chế biến: giò lụa, giò tai nấm, xúc xích, chả cốm của Công ty TNHH Thảo Nguyên Hà Nội; bò ướt tỏi, bò sấy khô của hộ kinh doanh Quân Giang Âu Cơ…

Là đời thứ 5 trong một gia đình giàu truyền thống về bánh, kẹo Đỗ Thế Gia tại Hà Nội, bà Đỗ Thu Thủy, đại diện cho thương hiệu bánh mứt kẹo gia truyền Đỗ Thế Gia Đỗ Thu Thủy cho biết: được quận phổ biến về Chương trình OCOP, chúng tôi nhận thấy đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực không chỉ với chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, mà còn với cả đến người tiêu dùng. Thông qua Chương trình đã giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm đặc sắc có chất lượng tốt, mang lại giá trị kinh tế cho nhà sản xuất. Bên cạnh đó, tạo công việc cho người dân, giúp nâng cao thu nhập cho những người lao động, sản xuất trên địa bàn. Với người tiêu dùng, qua Chương trình OCOP sẽ yên tâm, tin tưởng hơn khi lựa chọn những sản phẩm đã được chứng nhận OCOP vừa có chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

"Quá trình tham dự chương trình, cơ sở sản xuất bánh kẹo Đỗ Thế Gia đã được UBND quận hỗ trợ tốt công tác tư vấn, làm hồ sơ tham dự đánh giá sản phẩm, qua đó chủ thể tham gia chương trình tự tin với sản phẩm mình lựa chọn"- chủ hộ kinh doanh Đỗ Thế Gia nhấn mạnh.

Tương tự, với sản phẩm Trà sen Hiền Xiêm - sản phẩm được sản xuất thủ công, truyền thống lâu đời, được sự quan tâm giúp đỡ của UBND quận, phòng Kinh tế quận đã tạo điều kiện tham dự Chương trình OCOP. Nghệ nhân Lưu Thị Hiền cho biết: 1 năm cơ sở sản xuất 3-4 tạ một/vụ, với giá thành 8-10 triệu/1kg, sản phẩm sản xuất không đủ để cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, theo nghệ nhân, quận, thành phố cần tạo điều kiện hơn nữa để cơ sở trồng khu vực sen có thêm nguồn nguyên liệu sản xuất trà.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống tham dự chương trình OCOP, trong thời gian qua, quận Tây Hồ chú trọng đến các sản phẩm ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao. Công ty TNHH thực phẩm Thảo Nguyên là một ví dụ điển hình. Theo Giám đốc Công ty Nguyễn Thị Nguyên: Công ty có 35 sản phẩm, trung bình đạt sản lượng 800-1.000kg/ngày với mỗi sản phẩm. Tham gia thị trường thực phẩm đã được 15 năm nên nguyên liệu đầu vào sản xuất, Công ty đều lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thực phẩm sạch hữu cơ. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của Cộng hòa Liên bang Đức nên sản phẩm của Công ty đều đạt chuẩn theo yêu cầu. Tham gia Chương trình OCOP, Công ty ngày càng hoàn thiện tốt hơn mẫu mã, bao bì, tem nhãn cũng như tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá.

Theo Phó Trưởng Phòng Kinh tế quận Nguyễn Thị Thanh Hương, quận phát triển theo hướng du lịch - dịch vụ, vì vậy các sản phẩm tham gia chương trình OCOP đều là những sản phẩm truyền thống, lâu đời đơn cử như: xôi Phú Thượng; đào Nhật Tân; bánh trung thu Bảo Phương… Năm 2023, việc đánh giá các tiêu chí đối với sản phẩm tham dự Chương trình OCOP khó khăn hơn, tạo áp lực không nhỏ cho các chủ thể. Nhờ công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức được lợi ích của việc tham gia chương trình, các chủ thể đều nhiệt tình tham dự. Bên cạnh đó, các chủ thể đều nỗ lực hoàn thiện sản phẩm để phấn đấu nâng hạng đối với sản phẩm mình đã tham gia. Qua đó, sản phẩm trên địa bàn quận ngày càng phong phú, luôn nỗ lực đáp ứng các tiêu chí do ban tổ chức đưa ra. Đến nay trên địa bàn quận có hơn 40 sản phẩm, các sản phẩm đều đạt OCOP 3 sao trở lên, có những sản phẩm tiềm năng 5 sao. 

Tạo động lực thúc đẩy phát triển Chương trình OCOP

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thanh Tịnh: Những năm qua, quận xác định OCOP là một trong những chương trình trọng tâm mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ nâng cao giá trị “đặc sản vùng miền” của các sản phẩm đặc trưng và tiềm năng riêng có. Các sản phẩm OCOP của quận được ghi nhận, đánh giá cao về chất lượng, được thị trường đón nhận tích cực.

Theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24.2.2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy định đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm có bổ sung một số tiêu chí mới nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP. Cụ thể, đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao; UBND cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao; Trung ương đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao (OCOP cấp quốc gia).

Giai đoạn 2018-2022, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình OCOP, toàn quận đã phát triển được 23 sản phẩm OCOP với sự tham gia của các chủ thể tại 6/8 phường có sản phẩm được UBND thành phố đánh giá, phân hạng. Đáng chú ý, các sản phẩm OCOP của quận được Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đánh giá rất cao. Cụ thể, có đến 20/23 sản phẩm được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao; năm 2023, hơn 20 sản phẩm OCOP đã được quận đánh giá phân hạng. Bên cạnh đó, việc thường xuyên được hỗ trợ để tham gia các tuần hàng, hội chợ xúc tiến thương mại, du lịch Festival… cũng là cơ hội để các chủ thể quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng. 

Năm 2024, Tây Hồ xác định mục tiêu tăng cường nâng cao, mở rộng các sản phẩm OCOP, đáp ứng việc phát triển kinh tế, du lịch làng nghề trên địa bàn quận; tiếp tục giữ vững và lan tỏa những giá trị, thương hiệu, sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể làng nghề, sản vật của quận... Theo đó, quận ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP theo nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và các điểm du lịch, kết nối để tạo thành sản phẩm “Dịch vụ du lịch OCOP Tây Hồ”.

Với phương châm đó, quận đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường, Hiệp hội làng nghề, Hợp tác xã và các hộ kinh doanh trên địa bàn quận tích cực tuyên truyền Chương trình OCOP đến với người dân, tích cực vận động các chủ thể, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nổi tiếng xưa, nay tham gia chương trình OCOP. Qua đó, để chương trình OCOP của quận có thêm những sản phẩm truyền thống, nổi tiếng. Thông qua chương trình, nhiều câu chuyện làm nên thương hiệu đặc biệt như: chè sen Hiền Xiêm; bánh mứt kẹo Đỗ Thế Gia; Hộ kinh doanh Bánh trung thu Bảo Phương nổi tiếng xưa nay đất Hà Thành… đến được với người tiêu dùng. Qua đó, đã giữ vững và lan tỏa những giá trị truyền thống của thương hiệu, làm giàu và phong phú thêm sản phẩm truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và tiềm năng 5 sao.

Kết quả trên là nhờ thời gian qua, quận chủ trương hỗ trợ các chủ thể phát triển các sản phẩm tiềm năng OCOP của quận, tạo động lực thúc đẩy phát triển Chương trình OCOP; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hệ sinh thái các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thị trường. Quận cũng chú trọng kết nối, mở rộng tiếp cận các kênh phân phối, chương trình bán hàng hiện đại, thông qua kênh thương mại điện tử; cải thiện nâng cao mẫu mã, bao bì gắn với kể câu chuyện sản phẩm để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch đối với sản phẩm OCOP quận Tây Hồ đến với đông đảo người tiêu dùng, vươn xa hơn nữa tại thị trường trong nước và quốc tế.

__________

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…